Thứ năm 14/11/2024 12:19

Tạo "luồng xanh" cho sản phẩm OCOP trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ tạo “luồng xanh” cho các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm OCOP 4 sao.

Đó là khẳng định của ông Lê Huy Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ tại Hội nghị Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024 diễn ra từ ngày 29-30/3/2024 tại Hà Nội.

Sản phẩm OCOP 4 sao trở lên phải có nhãn hiệu đăng ký

Thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng của các địa phương trên cả nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản của mình. Nhờ đó thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì phát triển, đồng thời tiếp cận gần với người tiêu dùng trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Các sản phẩm OCOP được duy trì phát triển, đồng thời tiếp cận gần với người tiêu dùng trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), tính đến hết tháng 12/2023, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với kết quả như sau: Đã có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 2.189 sản phẩm so với tháng 12/2022), trong đó 68,9% sản phẩm 3 sao, 29,9% sản phẩm 4 sao, 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao; có 5.724 chủ thể OCOP, trong đó có 37,5% là hợp tác xã, 24,4 % là doanh nghiệp, 35,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

"Thống kê từ 27 địa phương có công văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các sản phẩm còn lại đều đã nộp đơn đăng ký tại Cục" - ông Lê Huy Anh nêu.

Các sản phẩm đã được công nhận 4 sao nhưng chưa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là các sản phẩm được công nhận từ trước năm 2023 khi Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm với quy định một trong những bắt buộc đối với sản phẩm đề nghị xét, công nhận 4 sao trở lên là phải có nhãn hiệu được đăng ký.

Được biết, chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Hội nghị Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 29-30/3

Theo đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

TS. Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý OCOP và Du lịch nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết: Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Đặc biệt, chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.

Bên cạnh đó, các địa phương đã từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp... qua thống kê, tỷ lệ chủ thể OCOP xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định theo liên kết chuỗi giá trị sản phẩm OCOP là 34,6%.

Đồng thời, chương trình góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ (tỷ lệ chủ thể OCOP mở rộng quy mô về lao động là 34,6%; tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ giữ ổn định với khoảng 40%, tỷ lệ chủ thể là người dân tộc thiểu số khu vực khó khăn, miền núi chiếm 17,1%).

Cùng với đó, sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Ước tính, tỷ lệ chủ thể OCOP gia tăng về sản lượng sau khi được công nhận OCOP là 46,0%, doanh thu bán hàng tăng bình quân là 29,7%; tỷ lệ sản phẩm OCOP có giá bán tăng lên là 50,43%, mức tăng giá bình quân là 17,5%. Đồng thời, chương trình OCOP đã giúp các chủ thể mở rộng được kênh phân phối, tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại, tỷ lệ chủ thể tham gia vào kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử chiếm 57,9%”- ông Huấn cho hay.

Tạo "luồng xanh" cho hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP 4 sao

Tuy nhiên, ông Đào Đức Huấn đã chỉ ra những khó khăn nhất định trong triển khai bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP. Trong đó, phải kể đến là nhận thức và năng lực của các chủ thể OCOP.

Ông Huấn nhận định: “Dường như các doanh nghiệp, hợp tác xã không quan tâm gì đến sở hữu trí tuệ, họ không hiểu nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và sử dụng nó như thế nào. Điều này đã dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc thay đổi tư duy của chủ thể”.

Ngoài ra, các cán bộ quản lý tham gia hội đồng đánh giá phân hạng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của thực tiễn. Dẫn đến dễ dàng trong chứng nhận các sản phẩm OCOP 4 sao.

Hiện đã có 62% sản phẩm OCOP 4 sao được bảo hộ nhãn hiệu

Từ “dễ dãi” trong chứng nhận các sản phẩm OCOP dẫn đến chủ thể OCOP không đầu tư cho bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thà rằng chúng ta “khó” ngay từ khâu cấp chứng nhận OCOP để thay đổi tư duy năng lực của các chủ thể thay vì vội vàng cấp chứng nhận OCOP cho các sản phẩm”- ông Huấn nhấn mạnh.

Ông Huấn cũng chỉ ra thời gian đăng ký nhãn hiệu còn dài, khó khăn cho các chủ thể trong việc nâng hạng sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, đại diện của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cũng chỉ ra việc phối hợp giữa các ngành còn nhiều vướng mắc trong hỗ trợ, tập huấn nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ cho chủ thể OCOP ở địa phương cũng như phát triển sản phẩm OCOP chưa được quan tâm, lồng ghép gắn với các nhiệm vụ, đề tài về hỗ trợ phát triển sở hữu trí tuệ.

Ông Huấn cũng đề nghị thời gian tới Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đẩy nhanh hơn nữa công tác thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP để các sản phẩm chủ lực thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Huy Anh khẳng định, Cục Sở hữu trí tuệ trong thời gian qua đã rất nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý các đơn đề nghị bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2023, khối lượng xử lý đơn đã tăng lên hơn 10% so với năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra, điều này đã dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Giải pháp trước mắt được ông Lê Huy Anh đưa ra đó là tạo “luồng xanh” cho các đơn liên quan đến sản phẩm OCOP cũng như một số nhu cầu cấp bách khác của địa phương.

Ông Lê Huy Anh đề nghị các địa phương có yêu cầu liên quan đến OCOP thì gửi trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ. "Chúng tôi sẽ cố gắng dành nguồn lực tạo “luồng xanh” giải quyết sớm để không ảnh hưởng đến các sản phẩm OCOP 4 sao của các địa phương"- ông Lê Huy Anh khẳng định.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái