Thứ năm 19/12/2024 13:06

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.

Nhiều mô hình du lịch ấn tượng

Chúng tôi đến với bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (Sơn La), nơi có phong cảnh đẹp, rợp bóng mát của vườn cây xoài, cây me cổ thụ, dòng suối Vạt uốn quanh. Bản Khá có tổng diện tích tự nhiên 435 ha, toàn bản có 92 hộ với 425 nhân khẩu, 99% đồng bào dân tộc Thái sinh sống.

Phát triển du lịch gắn với duy trì các nghề thủ công truyền thống

Hiện, bản Khá có khoảng 90% hộ dân trong bản vẫn còn giữ được nếp nhà sàn cổ; các hộ dân vẫn lưu giữ và phát huy những nét văn hóa đặc trưng độc đáo, như: Lễ hội Đông sửa; hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc; duy trì các nghề thủ công truyền thống dệt vải, thêu khăn piêu; nghề đan lát các vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Tận dụng lợi thế, bản Khá, xã Sặp Vạt được huyện Yên Châu lựa chọn xây dựng trở thành bản du lịch. Lộ trình xây dựng sản phẩm du lịch trong 5 năm, với tổng mức đầu tư khoảng 43,2 tỷ đồng, tập trung xây dựng các hạng mục chính, như: Cổng chào vào bản; xây dựng điểm đón tiếp khách tại bãi đỗ xe; điểm đỗ xe và hệ thống xe điện trung chuyển du khách vào bản đảm bảo môi trường; các điểm bán hàng và trò chơi trải nghiệm; xây dựng lộ trình trải nghiệm; chỉnh trang cảnh quan bản, xây dựng các điểm vệ sinh.

Cùng với bản Khá, nhiều địa phương khác của Sơn La cũng đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc. Phát huy lợi thế khi là tỉnh miền núi Tây Bắc, nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mực nước biển, địa hình đồi núi và có dòng sông Mã và sông Đà chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Bên cạnh đó, /chu-de/tinh-son-la.topic còn là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, với những nét văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng... tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách đến Sơn La nghỉ dưỡng, trải nghiệm, chinh phục mạo hiểm hay tìm hiểu về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhằm thúc đẩy phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn, HĐND tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022 - 2026.

Theo đó, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ triển khai nhiều lớp tập huấn kỹ năng nghề du lịch; hỗ trợ xây dựng 6 bản du lịch cộng đồng; hỗ trợ 31 hộ làm homestay kinh doanh du lịch cộng đồng tại bản và hỗ trợ 2 homestay vay vốn lãi suất thấp với tổng kinh phí 750 triệu đồng.

Tỉnh còn ban hành các đề án đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bảo tàng gắn với phát triển du lịch; Xây dựng các đề án gắn với phát triển du lịch như: Đề án phát triển bản du lịch cộng đồng tại bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ; “Nghiên cứu và xây dựng mô hình điển hình về phát triển du lịch xanh tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu”; “Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La”. Triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La gắn với phát triển du lịch”.

Từ sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch, đến nay, Sơn La đã có 5 khu, điểm du lịch được công nhận đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo quy định của Luật Du lịch. Toàn tỉnh Sơn La hiện có tổng số 626 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 29 khách sạn, resort đã được xếp hạng sao, 89 cơ sở lưu trú đạt kết quả đủ điều kiện phục vụ khách du lịch.

Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Sơn La, 6 tháng đầu năm 2024, du lịch Sơn La tiếp tục có sự phát triển ấn tượng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng lượt khách đến Sơn La đạt 2.973 nghìn lượt du khách, bằng 61,9% kế hoạch, doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỉ đồng, bằng 64,7% kế hoạch.

Đời sống bà con đổi thay

Việc đầu tư cho du lịch đã và đang mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho bà con đồng bào dân tộc địa phương. Ông Vì Văn Khè - Chủ hộ homestay Sơn Khè, bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu trông vào nguồn thu từ 24 phòng tắm khoáng, bể ngâm phục hồi sức khỏe, thu nhập trung bình khoảng 40 triệu đồng/tháng. Năm 2018, sau khi đầu tư 1,6 tỷ đồng dựng nhà sàn theo lối kiến trúc truyền thống của người Thái để kinh doanh dịch vụ homestay, gia đình còn được thành phố hỗ trợ 45 triệu đồng cải tạo nhà vệ sinh công cộng, hỗ trợ mua sắm giường, chăn, đệm. Ngoài kinh doanh dịch vụ tắm suối khoáng, gia đình cung cấp thêm các dịch vụ nghỉ dưỡng, ẩm thực, tổ chức múa xòe, nhảy sạp để đa dạng các dịch vụ trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc Thái, nâng doanh thu của gia đình tăng lên gấp đôi, cuộc sống được cải thiện rõ rệt.

Gắn du lịch với bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo các dân tộc, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Chị Vì Thị Thiêm - bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La chia sẻ: Để góp phần xây dựng bản du lịch, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, gia đình vẫn giữ nguyên nếp nhà sàn thời xưa, không chặt phá các cây xoài cổ thụ. Bên cạnh đó tuyên truyền, vận động các cháu nhỏ tham gia lớp bồi dưỡng về thêu khăn piêu truyền thống và dệt vải truyền thống, đến nay có 30 cặp mẹ con tham gia. Trồng hoa dọc bờ rào ven các tuyến đường vào bản tạo cảnh quan đẹp. Nhờ đó, du khách đến với bản Khá ngày càng đông.

Từ những kết quả đã đạt được, mục tiêu của tỉnh Sơn La đến năm 2025, đón khoảng 5,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 500.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 5.800 tỷ đồng.

Trọng tâm là sẽ phát triển du lịch gắn phát triển nông nghiệp nông thôn và chương trình mục tiêu phát triển quốc gia về nông thôn mới. Đồng thời, thông qua phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo các dân tộc, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La cũng chú trọng triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025; đồng thời, tranh thủ các nguồn lực từ các Chương trình MTQG để hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng gắn phát triển du lịch, với bảo tồn bản sắc văn hoá và sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số