Thứ sáu 27/12/2024 03:20

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.

Đa dạng sản phẩm OCOP

Theo Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng, đầu năm 2024, tỉnh đã công bố thêm 10 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Tính đến nay, Sóc Trăng có 227 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; trong đó, 1 sản phẩm đạt 5 sao, 21 sản phẩm đạt 4 sao và 205 sản phẩm đạt 3 sao. Sự gia tăng số lượng sản phẩm OCOP không chỉ phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp và hộ sản xuất mà còn cho thấy tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ từ tỉnh.

Sóc Trăng hiện có hơn 200 sản phẩm OCOP. Ảnh: Thanh Minh

Tính đến ngày 31/10/2024, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận 11 hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao và sản phẩm tiềm năng 5 sao trong đợt 1 năm 2024. Các sản phẩm này đến từ các huyện Trần Đề, Châu Thành và thị xã Vĩnh Châu. Sau khi rà soát, các chủ thể đã bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định.

Tại hội nghị đánh giá sản phẩm, các đại biểu đã xem xét kỹ lưỡng từng sản phẩm và thực hiện kiểm tra thực tế. Kết quả đánh giá cho thấy có 9 sản phẩm đạt 4 sao OCOP, bao gồm: bắp non đóng hộp, hạt sen đường phèn, dứa đóng hộp, nấm rơm đóng hộp, bánh pía sầu riêng trứng Hải Sơn, yến sào chưng sẵn hương lá dứa, yến sào chưng sẵn vị đông trùng hạ thảo, yến sào Quốc Tín và yến cao cấp ăn liền. Đặc biệt, sản phẩm gạo thơm ST25 tiếp tục được đánh giá cao và đạt điểm 5 sao OCOP, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu gạo nổi tiếng này không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã đánh giá cao các chủ thể OCOP đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường và xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương. Ông cho rằng các sản phẩm OCOP đã phát huy được tiềm năng của vùng, giúp người dân tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP, các sản phẩm nông thôn Sóc Trăng đã không ngừng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Để đạt được số lượng sản phẩm đạt các sao OCOP trong các năm qua và hình thành các cửa hàng bán trưng bày sản phẩm OCOP tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai sâu rộng đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân về chương trình OCOP. Đưa cán bộ được giao phụ trách Chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, xã tham gia các lớp tập huấn về chương trình, nhằm nắm vững các quy định của chương trình triển khai thực hiện tại các địa phương một cách hiệu quả, thiết thực.

Chương trình OCOP đã giúp các địa phương trong tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu đặc sản, tạo điều kiện phát triển nhiều sản phẩm nổi bật và có tiềm năng cạnh tranh cao như trà mãng cầu Cẩm Thiều Ngã Năm, hành tím Vĩnh Châu, sữa tươi thanh trùng Ba Xuyên, bưởi năm roi và bưởi da xanh của huyện Kế Sách, mứt mận Ngọc Hạnh từ huyện Mỹ Tú, khô trâu Sáu Sành của Thạnh Trị, mứt củ hành tím Cô Mới và sản phẩm gạo ST25 của Ông Cua - một sản phẩm nổi tiếng đã vươn ra thị trường quốc tế.

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP trên thị trường

Chương trình OCOP không chỉ dừng lại ở việc công nhận sản phẩm mà còn chú trọng đến chất lượng và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất. Các sản phẩm OCOP của Sóc Trăng đã có bước tiến đáng kể về chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc. Hình thức mẫu mã, bao bì cũng được đầu tư để đảm bảo tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Tỉnh Sóc Trăng xây dựng sàn Thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, các sản phẩm OCOP còn được quảng bá rộng rãi và đã có mặt tại các hệ thống phân phối lớn như CoopMart, VinMart và các sàn thương mại điện tử như PostMart, giúp người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng và tăng cường khả năng tiêu thụ. Việc đưa sản phẩm OCOP lên các kênh phân phối hiện đại không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn nâng cao nhận diện thương hiệu của nông sản Sóc Trăng.

Nhằm chương trình OCOP tiếp tục lan tỏa và phát triển bền vững, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch cụ thể với mục tiêu đến cuối năm 2024 có ít nhất 230 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin về OCOP đến tận tay người dân bằng nhiều kênh khác nhau. Đồng thời, tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo để trang bị kiến thức, kỹ năng mới cho các tổ chức kinh tế, giúp họ thay đổi tư duy, nắm bắt cơ hội từ chương trình.

Bên cạnh đó, việc rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiếp cận vốn, sẽ như một chất xúc tác, giúp các sản phẩm OCOP ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng luôn xác định phát triển kinh tế nông thôn bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trong đó chương trình OCOP được xem là hạt nhân thúc đẩy.

Để duy trì chất lượng và tính bền vững của các sản phẩm OCOP, tỉnh đã khuyến khích các chủ thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, nhằm giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ngoài ra, Sóc Trăng còn đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP thông qua việc liên kết sản xuất - tiêu thụ, đặc biệt là việc tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Các lớp tập huấn về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, ứng dụng chuyển đổi số cũng được tổ chức nhằm giúp các chủ thể OCOP nâng cao kỹ năng quản lý và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả.

Bên cạnh các hoạt động quảng bá trong nước, Sóc Trăng cũng tăng cường xúc tiến thương mại quốc tế, nhằm đưa các sản phẩm OCOP ra thị trường nước ngoài. Những sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là gạo ST25, bánh pía và yến sào, đã gây ấn tượng mạnh tại nhiều hội chợ quốc tế, qua đó mở ra tiềm năng xuất khẩu lớn và xây dựng vị thế vững chắc cho nông sản Sóc Trăng trên thị trường quốc tế.

Chương trình OCOP tại Sóc Trăng đã ghi nhận nhiều thành tựu và là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế nông thôn. Nhờ vào chính sách hỗ trợ từ tỉnh và sự tham gia tích cực của các chủ thể OCOP, nông sản Sóc Trăng không chỉ khẳng định vị thế trong nước mà còn dần vươn ra thị trường quốc tế.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024