Thứ sáu 09/05/2025 19:11

Sau lệnh cấm ngày 20/7, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% với gạo đồ xuất khẩu

Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu. Sắc lệnh công bố rạng sáng 26/8 và có hiệu lực ngay lập tức.

Theo Reuters và báo chí Ấn Độ, việc Chính phủ Ấn Độ áp dụng mức thuế 20% đối với việc xuất khẩu gạo đồ được cho biết là một động thái nhằm duy trì đủ lượng gạo dự trữ trong nước và kiểm soát giá trong nước.

Đáng chú ý, thuế xuất khẩu được áp dụng vào ngày 25/8 và sẽ có hiệu lực cho đến ngày 16/10/2023. Việc miễn thuế sẽ áp dụng đối với gạo đồ nằm tại các cảng hải quan chưa được cấp LEO (cho phép xuất khẩu) và được bảo đảm bằng LC (Thư tín dụng) hợp lệ trước ngày 25/8/2023.

Như vậy, Ấn Độ hiện đã áp đặt các hạn chế đối với tất cả các loại gạo non-basmati.

Gạo toàn cầu đang tăng vọt sau lệnh cấm từ Ấn Độ

Với việc áp thuế mới từ Ấn Độ, chia sẻ với phóng viên Công Thương, ông Phan Văn Có, Giám đốc Martketing Công ty TNHH Vrice cho hay, gạo đồ của Ấn Độ hiện có giá rẻ hơn nhiều so với hai quốc gia xuất khẩu khác là Thái Lan và Việt Nam. Do vậy việc áp thuế 20% để tăng giá xuất khẩu sẽ giúp Chính phủ nước này có thêm tài chính bởi lẽ giá gạo trắng giao dịch trên toàn cầu hiện nay ở mức rất cao, trong khi đó họ đã ký được hợp đồng bán gạo trắng cho Trung Quốc, Indonesia trước đó.

"Có thể giá gạo toàn cầu sẽ không tăng… vì lượng dữ trữ các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Australia ở mức cao. Và việc khan hiếm hay hạn chế xuất khẩu chỉ là động tác làm giá của thị trường, đặc biệt là những quốc gia chiếm sản lượng lớn trên thị trường xuất khẩu"- ông Có dự báo.

Trước đó, vào ngày 20/7 Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati để tăng nguồn cung trong nước và kiểm soát giá bán lẻ trong mùa lễ hội sắp tới.

Lệnh cấm nay ngay khi ban hành đã thúc đẩy một số người mua tăng mua gạo đồ và nâng giá gạo lên mức cao kỷ lục trong vòng hơn 10 năm qua. Bởi Ấn Độ chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo thế giới và lượng gạo tồn kho thấp ở các nhà xuất khẩu khác có nghĩa là bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng có thể làm tăng giá lương thực vốn đã tăng do xung đột chính trị trên thế giới và biến đổi khí hậu.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương