Thứ sáu 22/11/2024 16:44

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt & may thiết bị, nguyên phụ liệu & vải năm 2024 (SaigonTex & SaigonFabric 2024) được sự bảo trợ và đồng tổ chức bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Dệt may Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh, CP Exihibition LTD (Hồng Kông) và Công ty TNHH tổ chức triển lãm CP Việt Nam.

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt & may thiết bị, nguyên phụ liệu & vải

Năm nay, SaigonTex & SaigonFabric dự kiến quy tụ 1.000 đơn vị triển lãm đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với không gian trưng bày gần 30.000m2. Tại triển lãm, nhiều quốc gia có nền công nghiệp dệt maytiên tiến cũng sẽ quy tụ những màn trình diễn công nghệ hiện đại như: Ý, Trung Quốc, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Hà Lan, Ấn Độ…

SaigonTex & SaigonFabric 2024 được phân thành 7 khu chính với 7 chuyên đề gồm: Vải denim; vải từ sợi nhuộm (yard dyed); vải in; các loại vải tái chế; khu chức năng thể thao; nguyên liệu cho thời trang nữ; phụ liệu may (chỉ, nút, ren, khóa kéo…). Ngoài ra, tại triển lãm, khách tham quan có thể tìm thấy nhiều thương hiệu máy móc dệt may quốc tế nổi tiếng về các máy thiết bị dệt, nhuộm, đo quang phổ, máy thêu tự động, chuyền treo, công nghệ chuyển đổi số, hệ thống CAD-CAM, lập trình, cắt trải vải, in kỹ thuật số công nghệ cao…

Đặc biệt, ngoài các không gian trưng bày tĩnh, triển lãm năm nay còn kết hợp các màn trình diễn catwalk - lần đầu tiên được tổ chức để giới thiệu sản phẩm thời trang ứng dụng do các nhà thiết kế đến từ Việt Nam và quốc tế thiết kế.

Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra triển lãm, ban tổ chức sẽ tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về: Chính sách; Kinh tế tuần hoàn và Chuyển đổi xanh; Chuyển đổi số ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt may… Đồng thời, khách hàng tham gia triển lãm cũng sẽ được tham gia chương trình kết nối doanh nghiệp do Hiệp hội Dệt may Việt Nam chủ trì và tổ chức, nhằm kết nối các nhà triển lãm với người mua hàng.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Triển lãm là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.

Năm 2023, SaigonTex & SaigonFabric đã thu hút sự tham dự của hơn 1.300 đơn vị triển lãm đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Lithuania, Ấn Độ, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Singapore, Việt Nam.

Trong khuôn khổ SaigonTex & SaigonFabric 2023 cũng đã diễn ra các hội thảo cập nhật lượng thông tin rất lớn về xu hướng thị trường, với những chủ đề đang được quan tâm trong ngành dệt may toàn cầu, như: Biến động thị trường dệt may trong bối cảnh lạm phát, lãi suất neo cao; Phần mềm thông minh cho nhà máy may mặc - Giải pháp để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất; Kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may hướng tới phát triển bền vững; Đổi mới sáng tạo nâng tầm ngành dệt may – da giày phát triển kinh tế xanh; Cơ hội cho việc hợp tác sản xuất kinh doanh & đầu tư giữa ngành dệt may Việt Nam & Uzbekistan.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu