Thứ sáu 27/12/2024 23:18

Sắp diễn ra Hội nghị Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI

Chiều 6/9, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI.

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho hay, Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017 - 2022 dự kiến được tổ chức vào ngày 13/9/2022 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Họp báo thông tin về Hội nghị Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017 – 2022

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi 5 năm qua, đồng thời biểu dương nông dân điển hình tiêu biểu, xuất sắc với ý chí quyết tâm không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường, có hoài bão, khát vọng làm giàu chính đáng.

Đồng thời, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, tạo thêm động lực thúc đẩy hiệu quả hơn phong trào nòng cốt của Hội trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2046; Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam.

Trong số 300 đại biểu dự Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, có 235 đại biểu nam (chiếm 78%) và 65 đại biểu nữ (chiếm 22%); đại biểu dân tộc có 44 đại biểu (chiếm 15%); có 132 đại biểu làm mô hình nông nghiệp chiếm 44%, phi nông nghiệp 49 mô hình, chiếm 16% và sản xuất kinh doanh tổng hợp 199 mô hình chiếm 40%; người cao tuổi nhất là ông Ngô Văn Bạn ở ấp 1, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa (Long An) 75 tuổi; người ít tuổi nhất có 02 người là ông Ngọc Tuấn, sinh năm 1991 ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - trồng rau theo hướng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, liên kết thành lập hợp tác xã và ông Huỳnh Văn Linh, sinh năm 1991, xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum - trồng cây cao su, cà phê và nuôi bò sinh sản - bò 3B tập trung.

Có 64 mô hình chuyên trồng trọt, 49 mô hình chăn nuôi, 26 mô hình trồng trọt và chăn nuôi, 60 mô hình phi nông nghiệp và 102 mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp; có 38 mô hình công nghệ cao, có 93 mô hình chuyển đổi số và 25 mô hình nông nghiệp hữu cơ và 19 mô hình tuần hoàn; đóng góp hơn 10.000 tỷ đồng, 3 triệu ngày công lao động cho xây dựng nông thôn mới, sửa chữa, bê tông hóa trên 36.000km đường giao thông nông thôn;…

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989. Qua 33 năm triển khai, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng của giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Phong trào đã có sức lan toả rất lớn, thu hút hàng triệu hội viên nông dân tham gia. Đây là động lực để khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông dân, nông thôn. Phong trào cũng là động lực thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, đổi mới, sáng tạo của người nông dân trong việc làm giàu cho gia đình và làm giàu cho quê hương đất nước.

Bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại họp báo

Trong khuôn khổ Hội nghị Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ VII với chủ đề: “Người nông dân chuyên nghiệp” dự kiến tổ chức vào sáng 12/9 tại Trung tâm hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 500 đại biểu.

Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ VII là dịp để tập hợp các ý kiến của nông dân giỏi các cấp về các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đặc biệt là nội dung xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; các vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay.

Đồng thời, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp, giữa nông dân với nông dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Diễn đàn cũng góp phần làm rõ hơn thế nào là nông dân chuyên nghiệp, người nông dân cần phải làm gì để trở thành nông dân chuyên nghiệp? Những vấn đề đặt ra đối với nông dân trong giai đoạn mới như: Cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp; giải quyết những vướng mắc, hạn chế trong vấn đề về vốn, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho nông dân, thay đổi quy trình sản xuất đảm bảo đầu ra cho nông sản... Các chính sách hỗ trợ nông dân, nông nghiệp, nông thôn để xây dựng người nông dân chuyên nghiệp - phát triển nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.

Ông Lương Quốc Đoàn - Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, thông qua chuỗi sự kiện Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ VII, Hội Nông dân Việt Nam muốn tập hợp để những hộ sản xuất kinh doanh giỏi trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Các hộ sản xuất kinh doanh giỏi cũng là nòng cốt tập trung đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng để họ trở thành hạt nhân dẫn dắt quá trình thực hiện mục tiêu tri thức hoá nông dân.

Trong giai đoạn 2017 - 2022, bình quân hàng năm, số lượng hội viên nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp tăng 4,3%, đạt 6,21 triệu lượt hộ đăng ký, chiếm 53,4% so với tổng số hộ nông dân cả nước; trong đó, số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đến năm 2021 là 3,6 triệu hộ, chiếm 51,6% số hộ đăng ký.

Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, tiếp tục xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm tỷ đồng, thu hút hàng chục, hàng trăm lao động, thu nhập hàng năm từ hàng trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng. So với giai đoạn 2012 - 2017, số hộ nông dân có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tiếp tục tăng gấp 2 lần.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững