Thứ hai 23/12/2024 15:37

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc và đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Ngày 29/7/2024, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 7/2024 với chủ đề “Xúc tiến thương mại phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo”. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long.

Công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt

Theo Bộ Công Thương, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy thương mại, xuất khẩu, đặc biệt một số nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực như: dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, công nghiệp hỗ trợ…

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt với tốc độ tăng 8,67%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị

Cùng với đó, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II đạt cao hơn so với quý I/2024. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu ước đạt 160,3 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu (84,3%) trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo đã thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường. Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đánh giá về công tác hỗ trợ thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu nhóm ngành công nghiệp trong thời gian qua, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long biết: "Với vai trò là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực hỗ trợ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, phát triển thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo; tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục giữ vững, củng cố vị thế tại các thị trường đã có các Hiệp định thương mại tự do. Đồng thời, Bộ cũng tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành ứng phó với các rào cản và các biện pháp phòng vệ thương mại".

Theo đó, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh, hội nghị nhằm tập trung vào việc gỡ khó từ các quy định về chính sách, yêu cầu mới đối với nhập khẩu các mặt hàng và sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đánh giá cơ hội, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.

"Hội nghị là cơ sở cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, chiến lược xuất khẩu, sản xuất và kinh doanh phù hợp, đáp ứng với những yêu cầu xuất khẩu trong thời gian tới" - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nói.

Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, đa dạng hóa thị trường

Bên cạnh những thuận lợi, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đề cập đến nội dung này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương chỉ rõ: Một trong những thách thức đối với phát triển sản xuất và thương mại 6 tháng cuối năm như từ căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm. Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, giá cước vận tải tăng cao tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường, mặt hàng và khu vực FDI. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn (EU, Mỹ) tiếp tục phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh... Các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tuân thủ cao (đặc biệt với các quy định, tiêu chuẩn mới).

Theo đó, để thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Về phía các địa phương, hiệp hội cần tăng cường phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để kịp thời nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin về về giá cả thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại. Chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến liên quan đến các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu của thị trường, kịp thời định hướng cho doanh nghiệp đầu tư trong sản xuất và xuất khẩu.

Đại diện các hiệp hội phát biểu ý kiến tại hội nghị

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và chú trọng công tác bảo hộ nhãn hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu và quy định ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu.

Về phía Cục Công nghiệp tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương triển khai các sự kiện xúc tiến xuất khẩu theo định hướng chiến lược về nhóm thị trường trọng điểm của mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Tổ chức, tham gia các sự kiện thương mại quốc tế quy mô lớn, hội chợ triển lãm uy tín tại những thị trường trọng điểm, thị trường giàu tiềm năng.

Đối với Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục tăng cường theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến diễn biến thị trường, thông tin thị trường, chính sách thương mại, tiêu chuẩn điều kiện xuất khẩu và chính sách đối với từng mặt hàng chủ lực. Chủ động nắm bắt tình hình thông tin về các quy định, rào cản thương mại tại các thị trường sở tại, phối hợp với các đơn vị liên quan theo thẩm quyền và kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ để có định hướng và chỉ đạo kịp thời hỗ trợ địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.

Các đơn vị liên quan tập trung các giải pháp trọng tâm triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo chủ lực như dệt may, da giày và các ngành nền tảng như ôtô, cơ khí, thép… Thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng năng lực phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại tại các thị trường ngoài nước nhằm giữ vững và củng cố thị phần xây dựng hình ảnh, uy tín hàng hóa tại thị trường các nước; triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, nhập khẩu, kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến.

Đỗ Nga - Nguyễn Cúc

Tin cùng chuyên mục

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home