Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Bộ Công Thương sẽ tạo điều điện thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng cho các hộ gia đình và khu công nghiệp thương mại.

Giáo sư Trần Đình Long nói gì về điện mặt trời mái nhà, điện hạt nhân? TP. Hồ Chí Minh đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư hơn 5.000 MWp điện mặt trời mái nhàĐàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp: Thông tin mới nhất

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) ngày 15/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), trong đó có định hướng phát triển điện mặt trời mái nhà.

Cụ thể, ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.

Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW.

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời áp mái
Hệ thống Điện mặt trời áp mái được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại nhà làm việc Tổng Công ty Điện lực miền Trung. Ảnh: TTXVN

Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết thêm, cơ cấu nguồn điện mặt trời đến năm 2030 là 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Trước mắt trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ xác định công suất điện mặt trời mái nhà, tự sản tự tiêu của các địa phương.

Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà, tự sản tự tiêu, không bán điện lên lưới điện quốc gia nhằm mục đích tiêu thụ tại chỗ, do đó không xác định cơ chế giá điện. Giá bán điện mặt trời mái nhà tại quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ không còn áp dụng cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau ngày 31/12/2020.

“Việc hướng dẫn thỏa thuận đấu nối, lắp đặt hệ thống đo đếm… đề nghị tham khảo ý kiến của Cục Điều tiết điện lực theo đúng chức năng nhiệm vụ”, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay.

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo khá dồi dào và đa dạng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sinh khối… Trong đó, khu vực miền Trung và miền Nam có tiềm năng lớn về điện mặt trời mái nhà với độ bức xạ đạt từ 4,2 đến 4,8 kWh/m2/ngày.

Điện mặt trời trên mái nhà tính chất phân tán, tiêu thụ tại chỗ, thời gian phát chủ yếu vào ban ngày nen sẽ làm giảm áp lực giảm áp lực về phụ tải lưới điện và giảm gánh nặng về đầu tư hệ thống. Không những thế, việc phát triển điện mặt trời còn mang ý nghĩa về xã hội và môi trường. Đồng thời, giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm, giảm giá mua điện bậc cao.

Đặc biệt, việc phát triển điện mái nhà không tác động đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái là một trong những giải pháp tăng cường cung cấp điện đối với khu vực có nguy cơ thiếu điện.

Trước đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt rrời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025. Chương trình hướng đến mục tiêu hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo thông qua giải pháp về phát triển thị trường công nghệ điện Mặt Trời trên mái nhà tại Việt Nam.

Chương trình gồm năm hợp phần: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường; Tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm; Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm; Chương trình Chứng chỉ Điện mặt trời áp mái và cấp chứng chỉ điện mặt trời áp mái; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và Chiến lược truyền thông.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Petrovietnam tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ điện gió ngoài khơi

Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực dầu khí, Petrovietnam còn nỗ lực tham gia ngành năng lượng mới, tạo nền móng cho công nghiệp hỗ trợ điện gió.
Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vừa có thêm 1 nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá (tạm) mua bán điện.
Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, nền tảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai.
Chuyên gia đề xuất cơ chế ưu đãi cao nhất cho đầu tư năng lượng tái tạo

Chuyên gia đề xuất cơ chế ưu đãi cao nhất cho đầu tư năng lượng tái tạo

Chuyên gia cho rằng, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và có những cơ chế ưu đãi cao nhất.
Đến ngày 17/9/2023: 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Đến ngày 17/9/2023: 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Theo EVN, đã có 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.331,41MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.

Tin cùng chuyên mục

Thi công Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3

Thi công Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3

Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3 vừa được diễn ra tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Khu vực tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Khu vực tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm “Chuyển đổi năng lượng: Hợp tác doanh nghiệp Na Uy - Việt Nam” diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 13/9.
Xung quanh ý kiến về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo

Xung quanh ý kiến về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Thông tư khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió, mới đây có một số ý kiến chưa hiểu rõ…
Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Với tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", đến nay hầu hết các chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã đồng thuận với chính sách đưa ra.
Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Dấu ấn mở đường “bật sáng” tiềm năng

Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Dấu ấn mở đường “bật sáng” tiềm năng

Khai thác năng lượng gió ngoài khơi, sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến tăng trưởng xanh, góp phần quản trị đại dương bền vững, giúp “bật sáng” tiềm năng.
Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau năm 2020

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin điện mặt trời mái nhà lắp đặt sau năm 2020

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố và EVN về kiểm tra, rà soát, xử lý, cung cấp thông tin việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà sau năm 2020.
Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời

Những điểm mới của dự thảo Thông tư giá điện gió và mặt trời

Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió có gì mới?
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Thông tư giá điện gió và mặt trời cho các nhà máy mới

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Thông tư giá điện gió và mặt trời cho các nhà máy mới

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất Thông tư Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió để lấy ý kiến.
Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển

Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi, thúc đẩy kinh tế biển

Ngày 29/8, tại Bình Thuận đã diễn ra Hội thảo “Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi nhằm thúc đẩy kinh tế biển”.
Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định mới về phát triển dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu

Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định mới về phát triển dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/VBHN-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Chuyên gia quốc tế nêu lý do Việt Nam cần phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Chuyên gia quốc tế nêu lý do Việt Nam cần phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Tại Việt Nam, phụ nữ chỉ chiếm 6% trong đội ngũ kỹ thuật về năng lượng tái tạo và 18% trong số thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp.
Năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng

Năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng

Ngành năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng, công suất phát điện tăng thêm của điện mặt trời trong nửa đầu năm gần bằng mức cả năm 2022.
TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo

TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của năng lượng tái tạo, khung pháp lý điều chỉnh các dự án này cũng cần thiết phải hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng hơn.
Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Thống kê đến ngày 18/8/2023, đã có 20 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Phê duyệt giá tạm 58 dự án, 18 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành COD

Phê duyệt giá tạm 58 dự án, 18 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành COD

Đến ngày 11/8, có 18 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có thêm khoảng 200 triệu kWh điện mặt trời mái nhà các trụ sở đơn vị công lập

TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có thêm khoảng 200 triệu kWh điện mặt trời mái nhà các trụ sở đơn vị công lập

Dự kiến tháng 9/2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ phê duyệt Đề án, triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.
Chỉ còn 6 dự án điện chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán

Chỉ còn 6 dự án điện chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến ngày 4/8 còn 6 dự án điện tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 284,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Nghệ An: "Mở khóa" tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo

Nghệ An: "Mở khóa" tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo

Nghệ An là địa phương có tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo và bước đầu thu hút đầu tư nhiều dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Growatt lọt Top 4 về cung cấp biến tần lưu trữ Hybrid lớn nhất toàn cầu

Growatt lọt Top 4 về cung cấp biến tần lưu trữ Hybrid lớn nhất toàn cầu

Với công nghệ vượt trội, sản phẩm chất lượng, an toàn, biến tần của Growatt ngày càng được khách hàng trên thế giới lựa chọn.
Giải pháp điện năng lượng mặt trời Viettel Construction được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn

Giải pháp điện năng lượng mặt trời Viettel Construction được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn

Phát triển điện năng lượng mặt trời đang là xu hướng tất yếu của thế giới nhờ ưu thế về giá và khả năng bảo vệ môi trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động