Thứ bảy 10/05/2025 09:07

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính đến 31/3/2025, các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới gần 5,75 tỷ kWh

Tính đến ngày 31/3/2025, số lượng dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện vẫn là 81/85 dự án, với tổng công suất 4.597,86MW. Trong đó, 72 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương.

Đến nay, 63 dự án, với tổng công suất 3.429,41MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá điện 50% và ký PPA (trong đó, tính đến hết tháng 3/2025 có 3 dự án đã ký PPA giá chính thức với EVN).

Có 30 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 1.631,85MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại (gọi tắt là COD), phát điện thương mại lên lưới.

Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án NLTT chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 31/3/2025 đạt hơn 5,749 tỷ kWh.

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh (Ảnh minh hoạ)

Đến nay, có 33 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình, 37 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy, 43 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Hiện vẫn còn 4 dự án với tổng công suất 136,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán giá tạm.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương để xử lý hàng loạt khó khăn trong việc triển khai 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nghiệm thu công trình, xử lý vướng mắc điện mặt trời mái nhà quy mô lớn và vấn đề giá ưu đãi FIT.

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đã có cuộc họp đề cập đến nội dung này và yêu cầu các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc rà soát lại toàn bộ vướng mắc còn tồn tại, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch và đất đai; khẩn trương xử lý dứt điểm trong tháng 5/2025.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới