Thứ hai 28/04/2025 16:52

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới gồm khoản 4 Điều 13, khoản 8 Điều 20, khoản 3 Điều 22, khoản 2 Điều 23, điểm c khoản 2 Điều 25; khoản 5, 7, 8 Điều 26, điểm b khoản 2 Điều 57; khoản 4 Điều 28, khoản 4 Điều 29.

Cơ chế ưu đãi

Trong chương II, Nghị định có quy định chi tiết về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ phát triển hệ thống lưu trữ điện của dự án điện từ nguồn năng lượng tái tạo, trong đó dự án điện từ nguồn năng lượng tái tạo có lắp đặt hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được ưu tiên huy động vào giờ cao điểm của hệ thống điện theo quy định, trừ nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Ngoài ra Nghị định cũng quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển phù hợp về công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời; điều kiện và thời hạn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

Đáng chú ý, Dự án quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng các cơ chế ưu đãi sau:

a) Miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 03 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 9 năm sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản.

b) Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 03 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai.

c) Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 70% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm, trừ trường hợp nhà đầu tư và bên mua điện có thỏa thuận khác. Không áp dụng cơ chế này trong trường hợp dự án không phát được sản lượng tối thiểu cam kết do nguyên nhân từ phía dự án hoặc do nhu cầu của phụ tải hoặc điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện không tiêu thụ được hết sản lượng.

d) Sau thời hạn quy định tại điểm a, điểm c khoản này, việc áp dụng các cơ chế ưu đãi thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm chấm dứt thời hạn.

Nghị định về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Ảnh minh họa

Ưu đãi với dự án điện năng lượng mới

Đối với Dự án điện năng lượng mới được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Điện lực khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Dự án điện năng lượng mới được sản xuất từ 100% hydrogen xanh hoặc 100% amoniac xanh hoặc 100% hỗn hợp của hydrogen xanh và amoniac xanh.

- Dự án cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia;

- Dự án đầu tiên cho từng loại hình điện năng lượng mới.

Các dự án trên được hưởng các cơ chế ưu đãi như: Miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 03 năm tính từ ngày khởi công xây dựng; Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 9 năm sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản.

Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 03 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai.

Sản lượng điện hợp đồng tối thiếu dài hạn là 70% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm, trừ trường hợp nhà đầu tư và bên mua điện có thỏa thuận khác.

Không áp dụng cơ chế này trong trường hợp dự án không phát được sản lượng tối thiểu cam kết do nguyên nhân từ phía dự án hoặc do nhu cầu của phụ tải hoặc điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện không tiêu thụ được hết sản lượng.

Sau thời hạn quy định tại điểm 1, 3 nêu trên, việc áp dụng các cơ chế ưu đãi thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm chấm dứt thời hạn.

Quy định phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ

Theo đó, tổ chức, cá nhân sở hữu nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ như điện mặt trời mái nhà nếu không sử dụng hết được bán sản lượng điện dư.

Các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ khác được bán điện dư nhưng không quá 10% điện thực phát.

Chi phí mua sản lượng điện dư từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới được hạnh toán và đưa đầy đủ trong thong số đầu vào của phương án giá điện bán buôn và bán lẻ hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Nghị định cũng quy định chi tiết về công suất lắp đặt; trình tự, thủ tục phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ; hồ sơ, hợp đồng, các mẫu biểu để tổ chức, cá nhân dễ thực hiện.

Xem chi tiết Nghị định 58 tại đây!

Nghị định số 58/2025/NĐ-CP có 5 chương 40 điều, có hiệu lực từ ngày 03/3/2025. Nghị định này cũng bãi bỏ Nghị định 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 củ Chính phủ quy định cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, tham mưu đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp