Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Ngay sau khi Luật Điện lực được thông qua cùng các văn bản hướng dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam - Na Uy Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Tháo gỡ nút thắt

Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là quốc gia sở hữu tiềm năng điện năng lượng tái tạo rất lớn, trong đó, điện gió ngoài khơi có tiềm năng ước tính từ 160 GW đến gần 500 GW, đặc biệt ở khu vực miền Trung và miền Nam, nơi có tốc độ gió ổn định trên 10 m/giây. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á đối với các nhà đầu tư năng lượng tái tạo.

Theo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu đến 2030, phấn đấu sẽ đạt 6.000 MW điện gió ngoài khơi, song do nhiều yếu tố, trong đó có chính sách giá điện nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc… dù rất quan tâm nhưng cũng rất e dè.

Với quyết tâm thúc đẩy phát triển ngành điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo, ngay cuối năm 2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Điện lực, trong đó có nhiều nội dung khuyến khích phát triển điện gió ngoài khơi.

Ngày 03 tháng 3 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Theo đó có hẳn một chương quy định về phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó nêu chi tiết các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; quy định khảo sát; điều kiện nhà đầu tư thực hiện dự án; quản lý dự án, công trình điện gió ngoài khơi; chuyển nhượng dự án, cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi…

Một trong những cơ chế ưu đãi được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia như dự án được miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 03 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 12 năm sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản.

Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 03 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai.

Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 80% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 15 năm đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia, trừ trường hợp nhà đầu tư và bên mua điện có thỏa thuận khác. Không áp dụng cơ chế này trong trường hợp dự án không phát được sản lượng tối thiểu cam kết do nguyên nhân từ phía dự án hoặc do nhu cầu của phụ tải hoặc điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện không tiêu thụ được hết sản lượng.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam
Điện gió Tân Thuận Cà Mau (Ảnh minh hoạ)

Nhiều kỳ vọng mới

Đánh giá về cơ chế mới, nhiều chuyên gia năng lượng và nhà đầu tư cho rằng, Nghị định 58 của Chính phủ khiến doanh nghiệp vui mừng, nhất là các điều kiện về sản lượng điện sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo mua với mức dài hạn hoặc có thể thoả thuận với bên mua.

Chuyên gia Phan Xuân Dương cho rằng, với sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 80% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 15 năm sẽ giúp chủ đầu tư lên kế hoạch tính toán phương án tài chính.

Ngoài yếu tố sản lượng, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể hợp tác với doanh nghiệp trong nước để thực hiện dự án. Với tinh thần mới trong cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển thì đây là các yếu tố quan trọng để điện năng lượng tái tạo nói chung, điện gió ngoài khơi phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Có lẽ ngay sau khi Luật Điện lực có hiệu lực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam. Bằng chứng là từ đầu năm tới nay, Bộ Công Thương đã tiếp hàng chục đoàn công tác là cơ quan chính phủ, đối tác, tập đoàn năng lượng đến từ các quốc gia như Pháp, Đức, Bỉ, Nhật Bản, UAE… đều bày tỏ sự quan tâm đến hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi. Các nội dung này còn được đề cập tại các cuộc làm việc của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, cũng như của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong các chuyến công tác tại nước ngoài gần đây.

Trên thực tế, ngành công nghiệp điện gió còn tương đối mới tại Việt Nam, do vậy thị trường khá rộng mở. Khi các dự án triển khai, các lĩnh vực như sản xuất tuabin, cánh quạt, cáp ngầm, trạm biến áp, các thiết bị xây dựng, cấu kiện và các dịch vụ liên quan; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển các loại hình năng lượng sạch khác... cũng sẽ phát triển theo.

Hiện nhiều doanh nghiệp trong nước đang mở rộng lĩnh vực đầu tư vào điện gió ngoài khơi, vừa đáp ứng nhu cầu điện trong nước vừa phục vụ xuất khẩu... Từ đó sẽ tạo sự cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài cũng không muốn thấy mình trở thành "trâu chậm uống nước đục".

Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách đã tương đối rõ ràng cùng với sự đầu tư mạnh mẽ các dự án hạ tầng lưới điện, đơn giản hoá thủ tục hành chính, xây dựng chính sách giá điện cạnh tranh và các cam kết mạnh mẽ về đồng hành, đảm bảo tạo điều kiện cho các nhà đầu tư… tin rằng năng lượng tái tạo, nhất là điện gió ngoài khơi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đạt được mục tiêu đề ra, vừa đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng kinh tế; vừa thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đề án điều chỉnh Quy hoạch Tính toán phù hợp với phát triển nguồn điện, bổ sung điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, sẽ đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian xây dựng các đường dây truyền tải điện, trong đó có các dự án ven bờ biển để giải tỏa công suất của các nhà máy điện gió ngoài khơi.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Chính phủ Anh mới đây cho biết, các doanh nghiệp đầu tư, cung cấp năng lượng sạch sẽ được ưu tiên kết nối với lưới điện.
Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Đức đã phê duyệt các dự án điện gió trên bờ mới với tổng công suất hơn 4.000 megawatt (MW) và lắp đặt thêm hơn 1.000 MW trong quý I năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 988/QĐ-BCT ngày 10/4 về phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Tại Tọa đàm “Năng lượng sạch”, chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy năng lượng sạch, tiết kiệm điện, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Chiều 31/3, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2025.
Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ngày 26/3, Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới với nhiều cơ sở sản xuất mới.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Pacifico Energy.
Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

IEA dự báo, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 95% tăng trưởng điện toàn cầu, lần đầu tiên vượt điện than vào năm 2027. Liệu kịch bản này có thành hiện thực?
Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, trong đó có cơ chế bán điện dư từ ngày 3/3/2025.
Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 618/QĐ-BCT, trong đó, có phụ lục danh sách các dự án điện mặt trời theo Quy hoạch điện VIII.
Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương vừa có quyết định phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý như thế nào để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng?
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Sáng 5/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Đại sứ Đức tại Việt Nam và Tập đoàn PNE.
Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025 quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng lớn và đơn vị năng lượng tái tạo.
Ninh Thuận khôi phục thực hiện dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận khôi phục thực hiện dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận khôi phục dự án điện hạt nhân, đây là bước đi chiến lược hướng tới phát triển năng lượng bền vững và an ninh năng lượng Quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Châu Âu đẩy mạnh điện gió: Pháp, Tây Ban Nha dẫn đầu

Châu Âu đẩy mạnh điện gió: Pháp, Tây Ban Nha dẫn đầu

Công suất điện gió của châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi nhiều chính phủ áp dụng các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân phát triển dự án mới.
Anh thương mại hoá pin mặt trời mỏng hơn sợi tóc

Anh thương mại hoá pin mặt trời mỏng hơn sợi tóc

Theo Power Roll, mỗi pin mặt trời mà công ty sản xuất chỉ có độ dày bằng 1/50 sợi tóc người. Công nghệ mới mở ra nhiều ứng dụng mới khi thương mại hoá.
Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ cần tăng gấp đôi công suất bổ sung hàng năm từ năng lượng mặt trời và gió trong vòng 5 năm tới để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030.
Chính phủ họp báo cáo kết quả khắc phục khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Chính phủ họp báo cáo kết quả khắc phục khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Chiều nay (26/2), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả khắc phục, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo.
Úc biến mỏ bỏ hoang thành hầm trữ điện bằng khí nén

Úc biến mỏ bỏ hoang thành hầm trữ điện bằng khí nén

Trung tâm lưu trữ năng lượng trong hầm trữ điện bằng khí nén ở Úc vừa được chính thức phê duyệt, có thể cung cấp điện dự phòng cho khoảng 80.000 hộ dân.
Mobile VerionPhiên bản di động