Thứ hai 25/11/2024 14:33

Ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F

Ngày 18/7, tại Thừa Thiên Huế, Tập đoàn Quế Lâm ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm- Food- Feed- Fertilizer). Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang điêu đứng bởi dịch tả lợn châu Phi, đau đầu với bài toán môi trường trong chăn nuôi nông hộ, gia trại thì các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học của Quế Lâm là giải pháp đích đáng tiến tới hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.    

Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F được xây dựng trên diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, triển khai theo từng giai đoạn, từng hạng mục.

Các hạng mục đầu tư gồm: Nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học với công suất 50.000 tấn/năm theo công nghệ tiên tiến hàng đầu Nhật Bản; nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ (không hóa chất) với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm, diện tích 3,5ha phục vụ chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ, hiệu quả; trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ; nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

Lễ ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F

Riêng đối với trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ, đây là hạng mục hoàn thành đầu tiên của Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F, diện tích 2 ha; gồm 3 dãy chuồng nuôi, 2.100 m2/dãy chuồng; được áp dụng tự động hóa trong khâu chăn nuôi, chuồng hở thuận theo tự nhiên có cải tiến; đông ấm, hè mát. 3/4 diện tích mỗi ô dùng đệm lót sinh học, máng ăn, uống tự động và đã đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ từ năm 2019. Với 1 dãy chuồng nuôi hàng trăm con lợn nái/năm, ước sản xuất đạt 3.000 – 3.500 con lợn giống đảm bảo lợn con giống; sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn Việt Nam – phục vụ tái đàn, phát triển đàn. Với 2 dãy chuồng nuôi lợn thịt, mỗi dãy có 60 ô nuôi nuôi được 8.000 - 10.000 con lợn thịt/năm, sản lượng ước đạt 800 – 1.000 tấn thịt hữu cơ, chất lượng cao cung cấp cho thị trường.

Ông Nguyễn Hồng Lam– Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm- cho hay: Việc đầu tư xây dựng “Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F” không chỉ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chăn nuôi của Tập đoàn mà quan trọng hơn, chúng tôi muốn tổ hợp 4F sẽ trở thành một mô hình kiểu mẫu về chăn nuôi hữu cơ để các nông hộ và những thành phần khác học hỏi và nhân rộng;…”

Dự kiến năm 2021, Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F độc đáo, tiên tiến nhất, lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam sẽ đi vào hoạt động. Khi đó, không chỉ trở thành giải pháp cho chăn nuôi nông hộ, gia trại, Tập đoàn Quế Lâm còn hướng đến cả trang trại lớn và cả chăn nuôi công nghiệp. Đến lúc đó, 3 bài toán của ngành chăn nuôi về dịch bệnh, môi trường và thị trường sẽ có lời giải hữu hiệu.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi quay cuồng, điêu đứng bởi dịch tả lợn châu Phi, đau đầu với bài toán chăn nuôi an toàn và vấn đề môi trường trong chăn nuôi nông hộ, gia trại thì các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học của Quế Lâm là giải pháp đích đáng.

Trong khuôn khổ Lễ ra mắt đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Quế Lâm với Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Viện Chăn nuôi

Phát biểu tại lễ ra mắt Dự án, ông Nguyễn Xuân Cường– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- khẳng định: Nền kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu bởi lẽ, ở đó chúng ta mới tận dụng tất cả tài nguyên, tất cả sản phẩm của từng công đoạn thành giá trị cuối cùng trong một chuỗi. “Việt Nam chúng ta có rất có tiềm năng kinh tế tuần hoàn trong khu vực nông nghiệp. 1 năm Việt Nam có thể sản xuất ra 50 triệu tấn rơm, 100 tấn phế phụ phẩm từ chăn nuôi, nước thải các loại những thứ này trong nền kinh tế tuần hoàn sẽ trở thành những sản phẩm có giá trị như sản phẩm đầu vào, những loại phân bón rất tốt, những chế phẩm rất tốt cho chính quy trình trồng trọt và chăn nuôi ở những chuỗi giá trị sau”, ông Nguyễn Xuân Cường nói.

Khẳng định đây là mô hình phát triển bền vững trong nông nghiệp Việt Nam tới đây, ông Nguyễn Xuân Cường cho hay, thông qua mô hình Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm, chúng ta sẽ xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một nền kinh tế hoàn trong nông nghiệp. Điều này, thực hiện 3 mục tiêu gồm: đảm bảo yếu tố môi trường xanh nhất; đảm bảo yếu tố kinh tế cao nhất; đảm bảo giá trị nhân văn tất cả người tham gia chuỗi đều có thu nhập tương thích với công sức mình bỏ ra.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại