Thứ sáu 08/11/2024 06:25

Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không nên cạnh tranh bằng mọi giá

Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục triển khai các giải pháp để ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại.

Xu hướng dựng hàng rào bảo hộ đối với hàng hóa nhập khẩu của các nền kinh tế đang tăng lên ở cấp độ toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý Việt Nam cần tiếp tục triển khai các giải pháp để ứng phó kịp thời, hiệu quả” - bà Bùi Kim Thùy - Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam (USABC), thành viên Hội đồng cố vấn Harvard – Asia Pacific cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Gần đây, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang gia tăng. Bà đánh giá thế nào về tình trạng này?

Bà Bùi Kim Thùy - Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam (USABC), thành viên Hội đồng cố vấn Harvard – Asia Pacific

Hoa Kỳ luôn nằm trong top đầu nhóm các nền kinh tế nhập khẩu sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa của Việt Nam. Đây cũng là điều bình thường trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay.

Đối với các thị trường mà Việt Nam có FTA cũng vậy, việc tham gia nhiều FTA không đồng nghĩa sẽ giảm được các rào cản kỹ thuật/hàng rào phi thương mại. Và thời gian gần đây, không những các nền kinh tế mạnh, lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát/kiềm chế nhập khẩu đối với hàng hóa không chỉ có xuất xứ từ Việt Nam mà các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế quy mô nhỏ cũng đang áp dụng biện pháp này để kiểm soát/kiềm chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường của họ.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng dựng các biện pháp tương tự về phòng vệ thương mại đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ một số thị trường nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc, xu hướng dựng hàng rào bảo hộ đối với hàng nhập khẩu của mỗi quốc gia đang tăng lên ở cấp độ toàn cầu.

Vậy từ các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng, nguy cơ mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đối diện trong thời gian tới sẽ ra sao, thưa bà?

Việc các thị trường nhập khẩu triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước đang là xu hướng, do đó, nguy cơ gia tăng số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là điều không tránh khỏi. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang là địa chỉ để các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế chuyển dịch đầu tư, do đó, các nước nhập khẩu cũng e ngại tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của hàng hóa bị thị trường này áp dụng.

Do đó, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần có giải pháp để chủ động ứng phó với các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, nhằm tránh các thiệt hại, đảm bảo được lợi ích chính đáng của mình.

Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về phòng vệ thương mại đã có những chuyển biến rất tích cực. Tuy nhiên, theo bà còn những hạn chế nào?

Về điểm còn thiếu, yếu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể nằm ở việc sử dụng, tiếp cận và chuyển hóa các thông tin do cơ quan quản lý cung cấp để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, phòng tránh các rủi ro. Bởi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực gần như suy yếu trước đại dịch Covid-19 nên buộc phải cắt giảm chi phí vận hành, và rất là tiếc phần lớn cắt giảm chi phí phục vụ cho phần pháp lý. Chính vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm chưa vững và hấp thụ hết được lượng cảnh báo mà cơ quan quản lý cung cấp.

Năng lực tiếp nhận thông tin cảnh báo về phòng vệ thương mại của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế

Theo tôi, các doanh nghiệp cũng phải cố gắng thêm để có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp, đó là không cạnh tranh về giá và không cạnh tranh bằng mọi giá. Vì, khi cạnh tranh về giá, tức là doanh nghiệp cố giảm chi phí xuống để giảm giá thành nhưng chưa chắc đây là điều mà nhà nhập khẩu mong đợi. Mặt khác, một trong các yếu tố để các thị trường khởi xướng điều tra đó là hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh khi giá rẻ hơn so với hàng hóa của thị trường nội địa và tại thị trường khác tương đương. Nên, cạnh tranh về giá và bằng mọi giá sẽ trở thành yếu tố bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, theo bà cần thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp nào?

Để hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro từ các biện pháp phòng vệ thương mại, theo tôi phải có sự cộng hưởng của hiệp hội, ngành hàng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh cho ngành hàng cũng như chiến lược về giá cho nhóm hàng đó để doanh nghiệp không bị cảm giác “cô đơn” khi ở thị trường nước ngoài và để họ nhận thấy sự ủng hộ bảo vệ từ hiệp hội ngành hàng ngoài cơ quan quản lý.

Các website về phòng vệ thương mại mà Bộ Công Thương xây dựng rất hữu ích, chúng tôi đã sử dụng rất nhiều thông tin từ Bộ Công Thương để cung cấp cho các đối tác của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. Nhiều công ty thành viên của hội động đã đánh giá cao hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Ông Trần Ngọc Năm: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã thể hiện tinh thần theo cơ chế thị trường

Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về 'sức khoẻ' của doanh nghiệp

Báo Công Thương: Giữ vững sứ mệnh, ghi dấu ấn một hành trình đổi mới đầy cảm hứng

Năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp đã có bước tiến