Thứ tư 14/05/2025 16:32

Thụy Điển siết chặt giám sát hàng hoá nhập khẩu, Thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Cơ quan Hải quan Thụy Điển công bố một loạt biện pháp tăng giám sát hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các lô hàng có dấu hiệu khai báo sai nguồn gốc nhằm né thuế.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sáng 14/5, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, trước tác động từ xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và EU, Cơ quan Hải quan Thụy Điển vừa công bố một loạt biện pháp tăng cường giám sát hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt là các lô hàng có dấu hiệu khai báo sai nguồn gốc xuất xứ nhằm né tránh mức thuế cao do EU áp lên hàng hóa Hoa Kỳ.

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp bị phát hiện trung chuyển hàng qua nước thứ ba hoặc sử dụng nhà cung cấp kê khai sai xuất xứ để lách thuế, đặc biệt trong các mặt hàng có giá trị cao như: Phụ tùng ô tô, mỹ phẩm, thiết bị điện tử và thời trang. Những hành vi này không chỉ gây bóp méo thị trường, mà còn đe dọa tính công bằng và hiệu lực của hệ thống thuế quan EU.

Thụy Điển – quốc gia có tỷ trọng thương mại trong GDP thuộc nhóm cao nhất EU đã bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm tra ngẫu nhiên, mở rộng đối chiếu tờ khai và triển khai kiểm toán hải quan chuyên sâu đối với các nhà nhập khẩu nghi vấn. Các trường hợp vi phạm có thể bị xử lý hình sự hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Căng thẳng thương mại hiện tại đang khiến người tiêu dùng châu Âu gánh mức giá cao hơn, trong khi doanh nghiệp nội khối tuân thủ đầy đủ quy định bị cạnh tranh không lành mạnh bởi hàng hóa nhập khẩu gian lận.

Dệt may hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Thuỵ Điển

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý cũng cho hay: “Mặc dù Việt Nam không phải là đối tượng trong xung đột thương mại Hoa Kỳ - EU, song đây là lời cảnh báo rõ ràng về tầm quan trọng của việc tuân thủ đầy đủ quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn hải quan EU, đặc biệt khi Việt Nam đang hưởng nhiều ưu đãi từ Hiệp định EVFTA”.

Trong bối cảnh này, bà Thuý khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo minh bạch trong chuỗi cung ứng và chứng từ xuất xứ (CO). Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc kỹ thuật số (blockchain, QR truy xuất) trong các nhóm hàng nhạy cảm như: Dệt may, nông sản, linh kiện điện tử.

Doanh nghiệp cũng cần làm việc trực tiếp với các nhà nhập khẩu uy tín tại Thụy Điển, tránh trung gian không rõ ràng. Thường xuyên cập nhật thay đổi quy định từ EU và Thụy Điển, thông qua thương vụ, hiệp hội ngành hàng, và hệ thống cảnh báo RASFF.

“Trong bối cảnh EU đang tăng tốc xây dựng hệ thống thương mại có trách nhiệm, những doanh nghiệp Việt Nam có năng lực tuân thủ cao, sản phẩm minh bạch, và thân thiện với môi trường sẽ được đánh giá cao và có thể thay thế các nguồn cung không đạt chuẩn trong dài hạn” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý nhấn mạnh.

Thuỵ Điển hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thuỵ Điển đạt 1,2 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thuỵ Điển 1,05 tỷ USD và nhập khẩu từ Thuỵ Điển 427,55 triệu USD.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam tới tấp đơn hàng thực phẩm tại Ả Rập

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành thủy sản

Hội nghị Xúc tiến đầu tư khu vực Đông Bắc Ấn Độ - Purvodaya 2025

Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư xanh tại Việt Nam

Hội chợ hàng Việt: Bước đệm mở cửa thị trường Malaysia

Mời tham dự Hội nghị giao thương Việt Nam - Senegal

Gian hàng Việt Nam gây ấn tượng tại triển lãm INDEX 2025

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng