Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế về kiến thức dẫn đến việc chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.
Phát triển bền vững: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Tài chính xanh, tín dụng xanh có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các khái niệm về tài chính xanh hay tín dụng xanh vẫn còn tương đối mới với đại bộ phận người tiêu dùng. Việc chưa biết đến hoặc không hiểu rõ về khái niệm này dẫn tới việc người tiêu dùng chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương - về vấn đề này.

Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương
Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương - Ảnh: Quốc Chuyển

Hiện nay, các khái niệm về tài chính xanh hay tín dụng xanh vẫn còn tương đối mới với đại bộ phận người tiêu dùng. Việc chưa biết đến hoặc không hiểu rõ về khái niệm này dẫn tới việc người tiêu dùng chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về bảo quyền lợi người tiêu dùng, theo bà, có phải rào cản về nhận thức đã tạo ra bước khởi đầu khó khăn cho việc thúc đẩy và phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam?

Tín dụng xanh dành cho cá nhân được hiểu là các sản phẩm, dịch vụ tài chính được thiết kế để khuyến khích, hỗ trợ người tiêu dùng thực hiện các hành vi mua sắm, tiêu dùng theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường. Tín dụng xanh có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, để người tiêu dùng có thể tiếp cận tín dụng xanh một cách dễ dàng và hiệu quả, cần giải quyết một số rào cản sau:

Thứ nhất là rào cản về nhận thức. Hiện nay, các khái niệm về tài chính xanh hay tín dụng xanh vẫn còn tương đối mới với đại bộ phận người tiêu dùng. Việc chưa biết đến hoặc không hiểu rõ về khái niệm này dẫn tới việc người tiêu dùng chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.

Thứ hai là rào cản về các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh. Hiện nay, thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh vẫn còn hạn chế và chưa được truyền thông một cách rộng rãi và chi tiết. Nhiều người tiêu dùng vẫn lầm tưởng tín dụng xanh chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn và các thủ tục vay vốn phức tạp, chứ không áp dụng cho người tiêu dùng cá nhân. Việc này dẫn đến người tiêu dùng chưa có niềm tin và một số người tiêu dùng còn e ngại khi tiếp cận các sản phẩm xanh của tổ chức tín dụng.

Các sản phẩm tín dụng xanh cũng đang thiếu sự đa dạng, quy mô còn yếu so với các sản phẩm tín dụng truyền thống, do đó chưa thu hút được đông đảo người tiêu dùng cá nhân.

Thứ ba là rào cản về cách thức triển khai tín dụng xanh. Các ngân hàng, tổ chức tài chính đã có những tiếp cận và xây dựng đội ngũ tư vấn về sản phẩm tín dụng xanh nhưng mức độ đầu tư cho các sản phẩm dịch vụ này mới ở mức cơ bản. Sự thiếu hụt về lực lượng cũng như các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, đào tạo chuyên sâu khiến quá trình triển khai các sản phẩm, dịch vụ tín dụng xanh còn hạn chế. Việc này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc cần tư vấn, giải đáp thắc mắc về các sản phẩm, dịch vụ tín dụng xanh.

Thứ tư là rào cản về hệ thống chính sách. Hành lang pháp lý cần phải được bổ sung, hoàn thiện để thúc đẩy thị trường tín dụng tương ứng với nhu cầu và thực tiễn phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ phát triển tín dụng xanh vẫn còn hạn chế, chưa đủ để kích thích nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng và giải quyết vấn đề nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại.

Tính đến hiện tại, theo số lượng tổng hợp từ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 trực thuộc Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, số lượng các vụ việc khiếu nại người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam hiện vẫn ở mức cao, chiếm hơn 16% tổng số các khiếu nại gửi đến Bộ Công Thương.

Tín dụng xanh có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Nga
Tín dụng xanh có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Nga

Được biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 vừa chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 đã ban hành khái niệm tiêu dùng bền vững cũng như xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong việc tham gia thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững nói riêng và phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung…, xin bà chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này được quy định trong Luật?

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 đã kịp thời bổ sung nhiều quy định về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó: Đã ban hành khái niệm về tiêu dùng bền vững để tạo lập căn cứ pháp lý triển khai các hoạt động tiêu dùng bền vững trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Luật cũng xác định rõ các hoạt động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững; quy định trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, UBND cấp tỉnh trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Có thể nói, các quy định nêu trên của Luật không chỉ thừa nhận tầm quan trọng của sản xuất, tiêu dùng bền vững mà còn tạo lập căn cứ nền tảng quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong các lĩnh vực chuyên ngành, bao gồm cả tín dụng xanh.

Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, ngân hàng phát triển sản phẩm tín dụng xanh, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia từ phía người tiêu dùng trong việc thực hành tiêu dùng bền vững, qua đó đồng hành cùng doanh nghiệp đạt được các kết quả bền vững. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai hoạt động gì nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, thưa bà?

Khái niệm về sản xuất, tiêu dùng bền vững nói chung và tín dụng xanh nói riêng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó cần nhiều thời gian để thay đổi nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc chuyển đổi sang phương thức sản xuất xanh, bền vững hơn. Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng là ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe của con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.

Để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cũng là để thực thi các trách nhiệm được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương nói chung và Ủy ban Cạnh tranh quốc gia nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Mới đây nhất, trong năm 2024, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức diễn đàn "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển". Bên lề chương trình, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia còn tổ chức triển lãm với nhiều gian hàng, quy tụ của các doanh nghiệp, đơn vị đến từ trong và ngoài nước thu hút khoảng 30.000 - 50.000 lượt người tham quan.

Bên cạnh đó là talkshow "Công nghệ xanh cho sản xuất - Tiêu dùng bền vững" chia sẻ về những ứng dụng và lợi ích của công nghệ xanh trong sản xuất bền vững và những tác động của thương mại điện tử trong tiêu dùng xanh, bền vững.

Trong thời gian sắp tới, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia sẽ tích cực triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cũng như tổ chức, cá nhân kinh doanh về các quy định trong Luật cũng như về các kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cần thiết dành cho người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ việc nâng cao nhận thức của chính người tiêu dùng cũng như của tổ chức, cá nhân kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi, cần nhiều thời gian và chung tay của nhiều cơ quan, tổ chức và cộng đồng xã hội. Do vậy, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia mong muốn nhận được sự phối hợp, đề xuất phối hợp từ đa dạng các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhằm lan tỏa và nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động triển khai.

Xin cảm ơn bà!

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ

Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ 'luật chơi' để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ông Quách Quang Đông- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương vừa có chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh...
Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Thời gian qua, tình trạng chợ tự phát ở Hà Nội đã tạo ra những hệ lụy xấu đối với môi trường, xã hội, trở thành bài toán khó của cơ quan chức năng.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Các sản phẩm mới tại thị trường trong nước đã chứng minh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể hòa vào chuỗi cung ứng thế giới, giúp phát triển nền kinh tế.

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

"Dẹp loạn" quảng cáo sai sự thật đang là "cuộc chiến" nhức nhối trên không gian mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường kinh doanh.
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Nhiều người đánh giá, giờ để vào học đại học quá dễ dàng thông qua "cánh cửa" xét học bạ, nhưng hệ lụy làm giảm chất lượng sinh viên do hổng kiến thức căn bản.
Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện số 9307/CĐ-BCT về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động