Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê Gia Lai: Hàng nghìn vận động viên tham gia chinh phục giải chạy 'giấc mơ đại ngàn' Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Qua lời giới thiệu của một thầy giáo công tác tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), chúng tôi được biết về hoàn cảnh của cô giáo Ksor H'Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) - giáo viên hợp đồng công tác tại trường Trường Mầm non Hoa Hồng. Dù gia cảnh vô cùng khó khăn song với tình yêu nghề, yêu trẻ, cô luôn nỗ lực làm việc, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Tiếp xúc với cô H'Hiền, quả thật đằng sau thân hình nhỏ nhắn đó là một nghị lực sống rất phi thường. Nhớ về những năm tháng nỗ lực theo học đầy những khó khăn của mình, cô Ksor H’Hiền cho biết, cô sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em, thuộc diện hộ nghèo tại địa phương. Từ nhỏ, cô H’Hiền đã có ước mơ được trở thành cô giáo mầm non nên dù phải sớm gánh vác công việc gia đình, chị vẫn nỗ lực xin cha mẹ cho học hành tới nơi tới chốn.

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống
Cô giáo Ksor H'Hiền (thứ 4 từ trái qua) hiện đang công tác tại Trường Mầm non Hoa Hồng (thị xã Ayun Pa)

Năm 2016, sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, cô H’Hiền xin dạy hợp đồng tại Trường Mẫu giáo Hoa Sen (nay là Mẫu giáo Tuổi thơ, xã Ia Trôk, huyện Ia Pa). Mới ra trường, đồng lương ít ỏi 2,7 triệu đồng mỗi tháng cũng đã đủ để khiến chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì bản thân đã chạm được tới ước mơ của mình. Sau đó chị lập gia đình và sinh cậu con trai đầu lòng. Phải nghỉ dạy ở nhà chăm con, gia đình trở nên túng thiếu, mọi chi tiêu chỉ phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi đi làm thuê của chồng càng khiến cuộc sống của chị bị đảo lộn.

Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển dụng giáo viên năm ấy, chị đã chuẩn bị ôn luyện rất kỹ càng. Ấy vậy mà đúng ngày diễn ra kỳ thi, cậu con trai vừa đầy tháng đột nhiên sốt cao, chị phải đưa con nhập viện điều trị và bỏ lỡ kỳ thi.

Thu nhập từ công việc của hai vợ chồng đều bấp bênh khiến cuộc sống của gia đình chị H’Hiền bao năm nay không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói. Gia đình ba người chị quanh năm sống trong căn nhà quây bằng tôn cũ dột nát. Hai năm trước, căn nhà xuống cấp trầm trọng song không có kinh phí để sửa chữa nên vợ chồng chị đành quay về ở chung với ba mẹ.

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống
Thu nhập từ công việc của hai vợ chồng đều bấp bênh khiến cuộc sống của gia đình chị H’Hiền bao năm nay không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói

Để trang trải cuộc sống, sau mỗi giờ lên lớp, chị H’Hiền lại tranh thủ chăm sóc 2 sào rẫy trồng mì, bắp của gia đình hoặc nhận làm cỏ, nhổ mì, cắt lúa khoán cho người làng. Còn chồng chị đi làm phụ hồ, bốc vác, hái cà phê thuê… Vợ chồng cùng động viên nhau cố gắng vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Suốt quá trình dạy học, chị vẫn luôn nỗ lực học tập để ấp ủ cho dự định thi vào biên chế. Song, trái với kỳ vọng của chị, năm 2020, Luật Giáo dục mới yêu cầu giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên, mọi thứ dường như lại càng khó khăn hơn với chị.

Những tưởng khi cánh cửa biên chế khép lại, chị sẽ từ bỏ công việc song bằng tình yêu thương trẻ nhỏ, chị vẫn quyết tâm bám trường, bám lớp để thực hiện sứ mệnh trồng người.

Năm 2024, khi biết thông tin Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa) cần giáo viên dạy thay cho một giáo viên nghỉ sinh, chị đã xin vào giảng dạy với mức lương 4,9 triệu đồng/tháng.

“Tháng 4 năm sau, khi giáo viên nghỉ sinh đi làm lại đồng nghĩa với việc tôi sẽ bị cắt hợp đồng và năm học tới không biết có trường nào thiếu giáo viên để xin hợp đồng tiếp hay không. Mọi người đều động viên tôi học liên thông lên đại học để có cơ hội thi biên chế nhưng khoản vay 30 triệu đồng từ ngày sinh viên đến giờ tôi vẫn chưa trả xong thì tiền đâu mà đi học tiếp” - chị H’Hiền buồn bã.

“Tôi yêu công việc của mình và yêu các em nhỏ nơi đây” - chị nói về công việc của mình một cách đầy tự hào. Chị H'Hiền nói rằng ngoài gia đình, việc được đồng nghiệp, phụ huynh và mọi người xung quanh tin tưởng và yêu thương là nguồn động lực to lớn giúp chị nỗ lực làm việc, vươn lên trong cuộc sống.

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống
Thầy giáo Vũ Văn Tùng (áo đen) - người đại diện Tủ bánh mì 0 đồng (thị xã Ayun Pa) đã trích kinh phí tủ bánh hỗ trợ cô chị H’Hiền một con bò sinh sản trị giá 11 triệu đồng

Biết tới hoàn cảnh của chị H’Hiền, ai nấy đều lấy lòng cảm thông. Mới đây, thầy giáo Vũ Văn Tùng - người đại diện tủ bánh mì 0 đồng (thị xã Ayun Pa) đã trích kinh phí hỗ trợ chị H’Hiền một con bò sinh sản trị giá 11 triệu đồng; đồng thời trao 1 triệu đồng tiền mặt do mạnh thường quân ủng hộ.

“Trước hoàn cảnh khó khăn của cô H'Hiền, tôi cùng các cộng sự đã quyết định trích quỹ từ tủ bánh mì để hỗ trợ cô phần nào. Đây là việc làm để tri ân với những đóng góp của các thầy cô giáo cho sự nghiệp trồng người, mong các thầy cô giáo vẫn yêu nghề, yêu trẻ để tiếp tục gắn bó với công việc giảng dạy” - thầy Tùng bộc bạch.

Cô Cao Thị Thuyến - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng thông tin: Toàn trường có 19 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 8 giáo viên hợp đồng. Mặc dù chế độ của giáo viên hợp đồng đã được cải thiện đáng kể so với trước song vẫn còn hạn hẹp. Áp lực công việc, đồng lương ít ỏi song bằng tình yêu nghề, các giáo viên hợp đồng vẫn gắn bó với trường, với lớp.

“Trường hợp của cô H’Hiền, tuy mới hợp đồng với trường nhưng luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Để hỗ trợ gia đình cô vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, Công đoàn nhà trường đã trích kinh phí Quỹ con heo đất do đoàn viên công đoàn nhà trường đóng góp và vận động thêm sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để hỗ trợ gia đình cô” - cô Thuyến chia sẻ.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Anh Phạm Ngọc Doanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Lang (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã vượt qua nhiều khó khăn, có nhiều sáng tạo tìm đầu ra cho cây bí đao.
Tình người lan tỏa từ

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Hai năm nay, 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân Từ Quang Tú đã trở thành nơi lan tỏa tình người giữa những hoàn cảnh khó khăn tại Bình Dương.
Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Xác định tiềm năng dược liệu là rất lớn, cô gái người Dao năm ấy khát khao xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị.
Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhằm hỗ trợ người nghèo tham gia 'lưới' an sinh, hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, 9.260 thẻ bảo hiểm y tế tổng giá trị gần 16 tỷ đồng được trao tặng sau bão Yagi.
Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Hơn 30 năm qua, già làng Thao Văn Sếnh, dân tộc Mông, ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cột mốc biên cương.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Ý tưởng mở quán chay 0 đồng của chàng trai Bùi Ngọc Như Phong tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bắt đầu khi anh nhìn thấy hai người bán vé số chia nhau ổ bánh mì.
Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhóm kỹ sư AI Works đang nghiên cứu và ứng dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí.
Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Anh Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Kinh doanh, Điện lực Bảo Lâm, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã có hành động đẹp trả lại số tiền lớn cho người chuyển nhầm.
Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Bất kể lúc nào, hay tin có tai nạn là đội SOS đèo Lò Xo tức tốc đến hiện trường, cứu hộ miễn phí, họ nói làm vì tình người nên không cần đền ơn đáp nghĩa.
Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Trên đường tuần tra, Trung úy công an ở tỉnh Quảng Ninh nhặt được túi xách có tiền, 3 nhẫn và vòng vàng, đã liên hệ với người đánh rơi để trao trả.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Tham gia hiến máu tình nguyện từ năm 19 tuổi, đến nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Châu đã có 45 lần tiếp sức cho các bệnh nhân cần máu, nhất là bệnh nhân cấp cứu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động