Thứ hai 23/12/2024 12:32

Phát triển Logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững

Hệ thống logistics cần được phát triển không chỉ đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa mà chúng ta cần hướng tới logistics xanh và bền vững.

Logistics xanh được coi là xu hướng tương lai

Ngày 17/11, diễn ra Diễn đàn “Phát triển Logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu - Kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Australia và Việt Nam".

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tại Diễn đàn

Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam đồng tổ chức, với sự tài trợ từ Đại sứ quán Australia thông qua chương trình Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills).

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP26), gần 150 quốc gia đã cam kết (bao gồm cả Việt Nam và Australia) sẽ không còn phát thải khí nhà kính vào năm 2050. Để thực hiện được các cam kết, tuyên bố trong hội nghị, hoạt động logistics xanh được coi là một trong các xu hướng và nhu cầu tất yếu.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, việc tổ chức diễn đàn giúp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Australia bằng cách tạo cơ hội cho việc trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những thành công trong lĩnh vực logistics.

Diễn đàn này cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và tối ưu hóa chuỗi giá trị hàng hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia, đồng thời tăng cường tính kết nối giữa các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp của Việt Nam và Australia.

“Dược phẩm và nông sản là các mặt hàng có tầm quan trọng cao trong xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia. Hệ thống logistics cần được phát triển không chỉ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong vận chuyển các loại sản phẩm này mà chúng ta cần hướng tới logistics xanh và bền vững- ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Bà Cherie Anne Russell, Tham tán, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phát biểu

Bà Cherie Anne Russell, Tham tán, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam bày tỏ, năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam. Cả hai quốc gia đều hướng đến thúc đẩy thương mại và đầu tư, với thương mại hai chiều đạt mức tăng trưởng kỷ lục.

"Logistics xanh được coi là xu hướng tương lai, phản ánh trách nhiệm tích cực của doanh nghiệp và nâng cao độ cạnh tranh. Nông nghiệp và công nghiệp dược phẩm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ do tăng thu nhập bình quân và sự phát triển kinh tế" - bà Cherie Anne Russell khẳng định.

Chi phí logistics giảm khoảng 16-20% so với GDP

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) chia sẻ, chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam đứng ở vị trí 43 trên thế giới và là quốc gia thứ 5 trong nhóm ASEAN, tương đương với Philippines. Dịch vụ logistics đóng góp 5-6% vào GDP, có tốc độ tăng trưởng khoảng 15-20%, và tỷ lệ thuê ngoài đạt 50-60%. Chi phí logistics giảm khoảng 16-20% so với GDP.

Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang Australia với mức tăng trưởng trung bình 11%/năm từ 2018 - 2022. Một số loại trái cây như xoài, thanh long và nhãn đã chiếm lĩnh thị trường Australia. Năm 2022, lượng lớn sản phẩm nông nghiệp bao gồm gạo, tiêu, cà phê và hạt điều đã được xuất khẩu sang Australia. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của giá trị xuất khẩu đạt 6,8%.

Các chuyên gia chia sẻ tại Diễn đàn “Phát triển Logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản và dược phẩm xuất nhập khẩu - Kết nối hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa Australia và Việt Nam"

Doanh nghiệp nông nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics đều chủ động thực hiện chính sách và quy trình xanh, tuy nhiên, họ cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Australia như chi phí cao và chính sách nhận hàng - bà Hòa nêu, đồng thời đề xuất các giải pháp để phát triển logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu.

Cụ thể, để cải thiện hiệu suất xuất khẩu, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng, đào tạo nhân viên, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường vận chuyển thân thiện với môi trường và kết nối giữa các tổ chức để thúc đẩy phát triển logistics xanh cho sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam.

Ông Craig Luxton, Giám đốc tư vấn chính Công ty Luxton & Co cho hay, xuất khẩu dược phẩm từ Australia sang Việt Nam đạt 90,53 triệu USD vào năm 2022, đây là sự tăng đáng kể so với năm trước. Sự gia tăng này được ghi nhận là do chi tiêu chăm sóc sức khỏe gia tăng đột ngột trong nước Việt Nam, được hỗ trợ bởi các sáng kiến như CPTPP.

Ngành dược phẩm của Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng do chi tiêu chăm sóc sức khỏe của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Theo đó, việc nhận thức về yêu cầu đặc biệt của sản phẩm dược khiến cho việc thiết kế chuỗi cung ứng xanh trở nên phức tạp nhưng quan trọng.

Điều này bao gồm hiểu rõ về nhu cầu lưu trữ đặc biệt của dược phẩm, như kiểm soát nhiệt độ để bảo quản hiệu suất và giảm lãng phí do thời hạn sử dụng ngắn. Nguyên tắc chuỗi cung ứng xanh bao gồm giảm lãng phí thông qua tối ưu hóa bao bì, vận chuyển năng lượng hiệu quả, và triển khai chương trình tái chế.

Ths. Phan Huy Đức, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh nhận định, Việt Nam - một trong 6 nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, đang thực hiện chiến lược phát triển bền vững và cam kết tại COP26. Áp lực xanh hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt là với nền kinh tế xuất khẩu, cùng với nhận thức về tác động ô nhiễm lớn từ hoạt động logistics, đã thúc đẩy nhu cầu phát triển nhanh và bền vững.

“Quan điểm phát triển của Việt Nam tập trung vào sự kết hợp giữa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó chuyển đổi số được xem là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững- ông Đức nói.

Bà Phùng Thị Lan Phương - Chuyên gia Thương mại quốc tế

Bà Phùng Thị Lan Phương - Chuyên gia Thương mại quốc tế, nguyên Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI thông tin, 90% người tiêu dùng Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp đạo đức và có trách nhiệm xã hội, đồng thời 43% họ đánh giá cao nhãn hàng và doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

Theo bà Phương, nhờ thực hiện những thay đổi chính sách quan trọng Việt Nam nằm trong top 3 nước đang phát triển (sau Ấn Độ và Philippines) có xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho công nghệ tiên phong (công nghệ xanh) cao hơn nhiều so với kỳ vọng tính theo GDP bình quân đầu người (cao hơn 44 bậc so với kỳ vọng).

Theo PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI), ngành logistics đang trở thành một nhân tố quyết định trong việc định hình sự phát triển bền vững, đặc biệt là đối với ngành nông sản và dược phẩm. Australia và Việt Nam, với những đặc thù riêng biệt, đều đối mặt với thách thức và cơ hội trong việc phát triển chuỗi cung ứng xanh, bền vững.

Ở Australia, đã chứng kiến sự thành công của việc áp dụng nguyên tắc logistics xanh vào quản lý chuỗi cung ứng, từ việc giảm lượng chất thải đến việc tối ưu hóa các phương tiện vận chuyển với mục tiêu phát thải khí nhà kính. Các sáng kiến như này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và tạo ra giá trị bền vững cho cả xã hội.

Tại Việt Nam, chúng ta đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu nông sản, đồng thời, nhu cầu về chuỗi cung ứng bền vững cũng ngày càng cao. Việc học hỏi và kết nối kinh nghiệm với Australia - một quốc gia có lĩnh vực logistics phát triển là một bước quan trọng để chúng ta có thể xây dựng những chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp