Phát triển hạ tầng phụ trợ thương mại điện tử tương xứng

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển và tăng trưởng nhanh, Bộ Công Thương cho rằng, hệ thống các hạ tầng phụ trợ cho TMĐT cũng cần phải được phát triển song song và tương xứng.  

Kết quả khảo sát 3.000 doanh nghiệp về thương mại điện tử trên cả nước, do Bộ Công Thương thực hiện năm 2017 cho thấy, 100% đã trang bị máy tính phục vụ sản xuất, kinh doanh; 61% trang bị các loại thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng phục vụ công việc; 99% sử dụng thư điện tử; 43% đã xây dựng và vận hành website riêng; hoạt động đặt hàng và nhận đơn hàng qua thư điện tử khá phổ biến với tỷ lệ chiếm 79%; doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với đối tác chiếm khoảng 60%; các phần mềm doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay là phần mềm kế toán tài chính (85%), tiếp đến quản lý nhân sự (53%), quan hệ khách hàng (28%), quản lý hệ thống cung ứng (22%) và phần mềm lập kế hoạch nguồn lực chiếm khoảng 13%.

phat trien ha tang phu tro thuong mai dien tu tuong xung

Việt Nam được đánh giá là một thị trường có tiềm năng phát triển TMĐT.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho biết, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2016, chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự báo, TMĐT Việt Nam trong năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 25%-30%. Website TMĐT là hình thức được lựa chọn nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến (chiếm 68%), tiếp đến qua diễn đàn, mạng xã hội (51%), qua ứng dụng trên thiết bị di động chiếm khoảng 41%... Một số hàng hóa, dịch vụ được quan tâm, mua sắm nhiều nhất là quần áo, thời trang, giày dép, mỹ phẩm (chiếm 59%); đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình (47%)...

Tuy nhiên, các hạ tầng dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT hiện nay như hạ tầng hóa đơn và chứng từ điện tử, hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics... còn thiếu đồng bộ và thiếu tính kết nối. Đặc biệt, hạ tầng logistics chưa hoàn thiện, thiếu vắng các nhà cung cấp chuyên nghiệp dịch vụ chuyển phát, hoàn tất đơn hàng cho TMĐT, giá thành dịch vụ cao chưa đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, 40% khách hàng tham gia TMĐT trả lời khâu vận chuyển và giao hàng còn chậm, không chuyên nghiệp.

Để hỗ trợ cho các giao dịch TMĐT, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị hữu quan triển khai hệ thống thanh toán TMĐT Keypay phù hợp đặc thù doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đã hỗ trợ xử lý hàng chục nghìn giao dịch, hiện đang chuẩn bị triển khai thêm một số tiện ích gia tăng như dịch vụ thanh toán đảm bảo nhằm tăng niềm tin trong các giao dịch trực tuyến.

Để đáp ứng xu thế phát triển của TMĐT, Bộ Công Thương cho rằng, các hạ tầng phụ trợ liên quan cần phải được phát triển song song, tương xứng. Trong đó, hạ tầng pháp lý về TMĐT cần liên tục cập nhật để điều chỉnh một cách toàn diện, theo kịp thực tiễn các mô hình và hoạt động TMĐT khác nhau. Hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia cần hoàn thiện, tích hợp các giải pháp thanh toán đảm bảo sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), Chính phủ - người dân (G2C), Chính phủ - doanh nghiệp (G2B).

Hạ tầng chứng từ điện tử là một yếu tố còn thiếu của nền tảng TMĐT hiện nay, vì vậy cần xây dựng để hỗ trợ việc trao đổi, lưu trữ, tra soát trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia của lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan quản lý, thanh tra liên ngành khác nhằm thuận lợi hóa hoạt động lưu thông hàng hóa.

Đối với hạ tầng chuyển phát/logistic, do TMĐT có những đặc thù riêng, các doanh nghiệp chuyển phát phải giải quyết bài toán tối ưu hóa khác rất nhiều so với mô hình logistic truyền thống. Trong đó, bao gồm việc ứng dụng công nghệ và giải quyết tính cá thể hóa của các đơn hàng nhỏ lẻ chứ không chỉ là độ phủ hoặc khả năng lưu chuyển khối lượng hàng hóa lớn. Hạ tầng chuyển phát cho TMĐT phải chú trọng giải quyết được yếu tố thời gian, quy trình đóng gói, bảo đảm mẫu mã và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là khả năng giải quyết khâu hậu cần hoàn tất đơn hàng cho các nhà sản xuất với xu hướng nhà sản xuất sẽ trực tiếp bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.

Ngoài ra, hạ tầng an toàn, an ninh cho TMĐT cũng cần củng cố với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch TMĐT; đánh giá tín nhiệm các website TMĐT và chứng thực chứng từ điện tử; các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong TMĐT…/.

Xác định rõ bản chất “kinh tế chia sẻ” để quản lý Dịch vụ giao nhận hàng hóa tăng tốc đáp ứng nhu cầu của thương mại điện tử Cuộc chiến thương trường trong logistics cho thương mại điện tử ngày càng nóng
Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghệ số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, nhưng nhân sự chất lượng cao vẫn là "bài toán" khó. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này?
Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Việc ký kết hợp tác giữa các bên nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số.
Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Một số người bán hàng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán.

Tin cùng chuyên mục

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 3.420 sản phẩm của hàng trăm doanh nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Bình Dương.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến “giá trị Việt”. Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024.
Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Hội thảo Lãnh đạo thương mại điện tử 2025 được tổ chức vào ngày 22/3 tại Hà Nội là thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt.
KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, không chỉ mỗi nhà bán hàng có trách nhiệm về việc khiếu nại của người tiêu dùng, mà các KOL, KOC cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Nhiều giải pháp được đưa ra giúp tỉnh Lào Cai thực hiện mục tiêu lọt vào danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sáng 14/3, tại thành phố Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025.
Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Trước quyết định tăng phí bán hàng của các sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Từ 1/4, các sàn thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán và điều chỉnh dịch vụ vận chuyển.
Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2025.
TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

Theo TS. Vũ Văn Tính, với khả năng phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ các giao dịch trực tuyến, sử dụng AI trong quản lý thuế là giải pháp đột phá.
Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Phương án tuyển sinh 2025, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những ngành học hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ.
Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng luật chuyên ngành về thương mại điện tử; trong đó có việc định danh người bán hàng online.
Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng lừa đảo trên không gian mạng liên tiếp xuất hiện.
Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất Bộ Tài chính lùi thời điểm áp dụng quy định thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo.
Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Trong 72 website mới được phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.
Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Việc bãi bỏ miễn thuế với hàng thương mại điện tử nhập khẩu dưới 1 triệu đồng sẽ là cơ hội cho hàng nội địa được lựa chọn.
Mobile VerionPhiên bản di động