Thứ năm 15/05/2025 09:51

Dịch vụ giao nhận hàng hóa tăng tốc đáp ứng nhu cầu của thương mại điện tử

Thay vì chỉ phục vụ cho khách đến mua trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị, giờ đây nhà kinh doanh đầu tư mạnh cho hệ thống bán hàng qua mạng. Với những đơn vị không đủ sức để tự vận hành hệ thống giao nhận hàng riêng thì sẽ phải sử dụng dịch vụ cung cấp từ bên ngoài. Vì thế dịch vụ giao nhận hàng hoá thời gian qua đã phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử (TMĐT).

Dịch vụ giao nhận hàng hoá phát triển nhanh để có thể đáp ứng nhu cầu TMĐT

Ngoài những tên tuổi trong ngành chuyển phát nhanh như VNPost, ViettelPost, DHL... thị trường còn tiếp nhận thêm những cái tên mới đặc biệt là các DN khởi nghiệp như nShipS, AhaMove, giaohangso1.vn, tochanh.vn, Zozoship.vn...

Lý giải cho việc lựa chọn chuyển phát nhanh cùng tham gia vào quy trình bán hàng, đặc biệt là bán hàng online, các chuyên gia cho rằng, phía người bán hàng đã cam kết phải đảm bảo cho mình phương thức vận chuyển tối ưu nhanh chóng nhất, an toàn nhất. Vì thế TMĐT đang khiến cho cả nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) và người gửi hàng (shipper) đều phải đứng trước các thách lớn về vận hành quy trình giao nhận.

Chính vì thế sự hấp dẫn của thị trường giao hàng nhanh đã buộc các DN nội lẫn ngoại tăng tốc đầu tư công nghệ, hạ tầng để nâng cấp chất lượng dịch vụ. Nhiều trang TMĐT đã phải cải tiến quy trình giao hàng như tiki.vn để thu hút khách hàng đã phải giao hàng từ 24 tiếng thành sau 2 giờ.

Ông Thomas Harris, Giám đốc điều hành DHL eCommerce Việt Nam cho biết, dự báo tỷ lệ tăng trưởng TMĐT tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2018-2022 tiếp tục ở mức cao. Hiện tại, chi phí dành cho khâu hậu cần của một đơn vị bán lẻ tại Việt Nam hiện tại chiếm từ 60- 70%. Vì vậy, không thể thiếu yếu tố công nghệ để tiết giảm chi phí cho các DN. Với dịch vụ giao hàng nhanh trong ngày, thông qua nền tảng công nghệ sẽ cung cấp cho người mua hàng có thể theo dõi quá trình vận chuyển, bổ sung các yêu cầu đặc biệt hoặc thay đổi lịch giao hàng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vận tải đã thay đổi đáng kể trong nhiều năm qua khi mà có ngày càng nhiều giải pháp vận tải được thiết kế. Thách thức hiện nay được coi là bình thường, thì ngày trước thậm chí người ta còn chưa nghĩ đến, bao gồm TMĐT. Như vậy, với khoảng 30% dân số tại Việt Nam được dự đoán sẽ chuyển sang mua sắm trực tuyến vào năm 2020. Cộng với với tâm lý người tiêu dùng vẫn trông đợi vào dịch vụ giao hàng nhanh và chuyển phát trong ngày. Chính vì thế nhiều DN hiện đang sử dụng nhiều phương thức giao hàng khác nhau bao gồm cả xe máy, xe đạp, đi bộ, xe tải và xe ô tô nhằm tối đa hóa tốc độ vận chuyển trong tình trạng đô thị thường xuyên tắc nghẽn giao thông.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử