Thứ bảy 23/11/2024 10:17

Phát triển chăn nuôi gia cầm lên vị thế mới, hướng đến xuất khẩu

Sáng ngày 12/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường chủ trì "Hội nghị thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia cầm" với sự tham gia của đại diện 32 tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp trong ngành.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - nêu rõ, theo số liệu thống kê 3 năm (2016-2018), tổng sản lượng thịt gia cầm chiếm 17,5-19% so với tổng sản lượng thịt các loại, tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 6,83%; thịt gà tăng trưởng bình quân 6,46%. Chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống và trang thiết bị khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường... Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm còn hạn chế trong liên kết sản xuất, tình trạng mất cân đối cung - cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm còn cao, dịch bệnh luôn đe dọa. Do đó, chăn nuôi gia cầm cần phải có định hướng và các giải pháp để phát triển bền vững.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Trọng, với thị trường trên 95 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch, nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, trứng vịt là một trong những sản phẩm có khả năng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và Nam Á. Thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu. Việc tiếp cận và tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, cơ sở để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gia cầm là ngành này đã hình thành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, với công nghệ giống siêu thịt, siêu trứng, cùng với đó lĩnh vực chế biến sâu đã liên kết được với nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu được các sản phẩm gia cầm, ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y - cho hay, việc kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm và xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cần tổ chức kiểm soát các vi sinh vật khác, loại bỏ các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm để đảm bảo yêu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là các nước khó tính như Nhật Bản, Úc, Singapore.

Ông Đông cho biết thêm, đối với chuỗi thịt gà chế biến, để vào được thị trường Nhật Bản, Cục Thú y đã phải mất 2 năm đàm phán với Cục thú y Nhật Bản, Cục An toàn Y tế Nhật Bản, cung cấp các kết quả giám sát dịch cúm gia cầm, các vi sinh vật gây hại, chất tồn dư độc hại… theo chuỗi khép kín từ sản xuất thức ăn đến khâu giết mổ. Và mặc dù đã được phép xuất khẩu vào thị trường này, nhưng quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, từng lô hàng khi cập cảng của nước nhập khẩu đều phải được lưu lại ở cảng để cơ quan thú y Nhật Bản tổ chức lấy mẫu kiểm tra các loại mầm bệnh, các chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh… đạt yêu cầu thì mới được phép đưa vào tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản.

Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gia cầm trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt cần tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn có chứng nhận chất lượng. Đồng thời cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường trên thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm như: Koyu & Unitek, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam.... Đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường và xuất khẩu sản phẩm gia cầm vào các thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines....

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH De Heus - đề xuất, đầu tiên phải xây dựng được các vùng an toàn dịch bệnh và có các cơ chế phù hợp để bảo vệ những trang trại chăn nuôi, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với những nhà nhập khẩu của các nước.

Đề cập đến các nhóm giải pháp để thúc đẩy sản xuất gia cầm hướng đến xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch, không phát triển tràn lan. Theo đó, chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, tránh để phát sinh dịch bệnh trên gia cầm. Với từng quy mô ngành hàng phải định dạng được thị trường tránh cung vượt cầu. “Đảm bảo an toàn và hiệu quả là vấn đề phải tính toán cụ thể, yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ các chuỗi giá trị về sản xuất gia cầm. Trong khâu giống phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, giống phải chất lượng cao, đáp ứng từng phân khúc chăn nuôi. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn về thú y, không để dịch bệnh xảy ra”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại