Thứ ba 19/11/2024 03:21

Phân bón Lâm Thao “trợ lực” cho cây su su Tam Đảo

Rau su su là một trong những đặc sản của khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Trong chương trình “Su su an toàn Tam Đảo” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc triển khai, phân bón Lâm Thao đã tham gia và được đánh giá là “trợ thủ đắc lực” giúp cây su su phát triển tốt, cho nhiều ngọn to, đốt ngắn, dễ tiêu thụ.  

Tin tưởng vào phân bón Lâm Thao

Đến nay, huyện Tam Đảo đã trở thành một trong những vựa rau su su chuyên canh lớn nhất cả nước. Nhờ những lợi thế về tự nhiên, thích hợp với khí trời lạnh, rau su su Tam Đảo mang những đặc trưng ít nơi nào có được như nhiều ngọn xanh tốt, ngọn to mập, đốt ngắn nên dễ thu hoạch, chế biến, ăn vào có vị ngọt, giòn…

Khách du lịch khi đến tham quan Tam Đảo, hầu như ai cũng thưởng thức các món ăn chế biến từ rau su su, thậm chí còn mua về ăn dần hoặc làm quà. Chính vì thế loại rau này dần trở thành sản phẩm hàng hóa có thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân thị trấn Tam Đảo.

Tham gia mô hình trình diễn bón phân NPK Lâm Thao khép kín, ruộng su su của nông dân thôn Đồng Thanh xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã tăng năng suất từ 15 - 20% so với bón phân đơn

Ông Bùi Văn Cầu - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo cho biết: Ban đầu, chương trình “Su su an toàn Tam Đảo” chỉ triển khai được 20ha, sau do nhu cầu ngày càng lớn nên đến đầu năm 2016 đã tăng diện tích lên trên 50ha. Hiện, thương hiệu rau su su an toàn Tam Đảo có 141 hộ được đăng ký tham gia sản xuất, với diện tích khoảng 50ha và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu su su Tam Đảo. Huyện Tam Đảo cũng đang đặt mục tiêu phát triển su su an toàn Tam Đảo thành một thương hiệu mạnh.

Cũng theo ông Cầu, để giúp người trồng su su Tam Đảo nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phát triển sản phẩm thế mạnh của huyện, nhiều năm nay Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo đã tích cực phối hợp các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình trình diễn điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vào vụ đông xuân năm 2016-2017, Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo đã phối hợp Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng mô hình trình diễn phân bón phân NPK khép kín cho cây rau su su ăn ngọn với quy mô 1,5ha tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn với 25 hộ tham gia.

Tăng hơn 2 triệu đồng/sào so với các loại phân khác

Ông Trần Văn Thân - trưởng thôn Đông Thành, đồng thời cũng là chủ hộ trực tiếp tham gia mô hình chia sẻ: “Cây rau su su đã gắn bó với người dân Tam Đảo từ rất lâu rồi, là trưởng thôn nên tôi luôn cố gắng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh sao cho rau su su đạt năng suất chất lượng cao nhất. Theo tập quán, tôi và nhiều bà con trồng su su ở đây vẫn bón phân đơn, thấy năng suất cũng tăng so với khi không bón. Nhưng sau khi tham gia mô hình trình diễn bón phân khép kín của Lâm Thao, tôi thấy ngọn rau su su rất mập, đốt ngắn, trong khi ở các ruộng đối chứng bón phân đơn theo tập quán địa phương, su su có đốt nhỏ và dài hơn”.

Cụ thể, ở ruộng mô hình, bà con bón phân theo quy trình bón khép kín mà công ty hướng dẫn (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2) đảm bảo rau su su đạt tiêu chuẩn VietGAP: Lượng giống: 135kg, phân gà: 1.000kg bón lót cùng NPK-S*M1 5.10.3-8 số lượng 200kg, bón thúc bà con sử dụng NPK-S*M1 12.5.10-14 số lượng 120kg, ngoài ra bà con không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.

Sau khoảng 40 ngày trồng, cây su su bắt đầu cho thu hoạch bói. Thời gian sinh trưởng của cây su su khoảng 7 - 8 tháng, thu hái 15 lần/tháng, mỗi lần bình quân bà con sẽ thu được 25 - 30kg ngọn su su/sào. Cũng theo ông Thân, qua tính toán cho thấy hiệu quả kinh tế của ruộng bón phân Lâm Thao tăng trên 2 triệu đồng/sào so với bón phân đơn - con số vượt ngoài sức mong đợi của ông và bà con trồng su su.

“Qua theo dõi, với quy trình bón phân NPK khép kín, cây rau su su lấy ngọn trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tiết kiệm lượng phân bón cũng như hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, bón phân NPK*S Lâm Thao khép kín năng suất su su tăng khoảng 15 - 20% so với ruộng đối chứng” - ông Bùi Văn Cầu thông tin.

Nguyễn Duyên

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’