Thứ năm 26/12/2024 13:00

Nông sản Việt chinh phục Australia

Thời gian qua, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia tăng trưởng ấn tượng. Cùng với yếu tố chất lượng, đa dạng hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại đã giúp nông sản Việt ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng Australia.
Khởi đầu thành công

Bà Ngô Tường Vy - Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu- cho biết, trong thời điểm bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19 vừa qua, Công ty Chánh Thu đã chuyển sang thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đông lạnh chế biến và thành công ngoài mong đợi, nhất là sản phẩm sầu riêng. "Chúng tôi cung ứng không kịp cho khách hàng tại Australia. Đáng chú ý, sản phẩm sầu riêng Ri6 đông lạnh của Việt Nam được người tiêu dùng tại Australia đánh giá cao và thực sự tin dùng" - bà Ngô Tường Vy nói và cho hay, doanh nghiệp đang định hướng hợp tác với các địa phương, mở rộng vùng trồng sầu riêng đạt chất lượng để xuất khẩu.

Khách hàng Australia ưa thích quả vải tươi Việt Nam

Đáng chú ý, mới đây, chỉ sau thời gian ngắn thông quan, 2.000 quả dừa sáp tươi Trà Vinh của Công ty Ưu Đàm lần đầu tiên xuất sang Australia bằng đường hàng không đã được phân phối hết, với giá bán lẻ từ khoảng 600.000 đồng/quả.

Cùng với trái cây, các nông sản khác như: Hạt tiêu, cà phê, thủy sản... của Việt Nam cũng ngày càng được thị trường Australia ưa chuộng, tin dùng. Ông Nguyễn Phú Hòa - Phó Tổng lãnh sự, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia - cho biết, tháng 9/2021, xuất khẩu cà phê sang thị trường Australia tăng 41% so với tháng trước đó. Dự báo, tiêu thụ sẽ tăng trong thời gian tới.

Tương tự đối với mặt hàng hạt tiêu, hiện Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất sang Australia với tỷ trọng chiếm từ 50-60%. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Australia đạt 2,63 ngàn tấn, tăng 30,47% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Australia cũng tăng trưởng rất mạnh và dự báo, sẽ tiếp tục được đẩy mạnh từ nay đến cuối năm

Hiệu quả từ xúc tiến thương mại

Để hàng hóa, nông sản Việt Nam đến gần hơn người tiêu dùng Australia, thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại nước này đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại thiết thực và hiệu quả như: Chương trình "Hành trình thưởng thức sầu riêng" bằng ôtô cổ trên đường phố Sydney năm 2019; Chương trình "Việt Nam, vùng đất của gạo ngon nhất thế giới"; hay "Tuần lễ dùng thử hạt điều Việt Nam" tại thành phố Melbourne; và "Việt Nam, vùng đất được thiên nhiên nuôi dưỡng" nhằm quảng bá, nâng giá trị quả dừa Việt.

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức kết nối giao thương trực tuyến, việc thúc đẩy quảng bá thông qua hình thức trải nghiệm sẽ giúp người tiêu dùng biết đến chất lượng, hương vị sản phẩm của Việt Nam thông qua việc thưởng thức trực tiếp. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu gắn với mặt hàng chuyên sâu hoặc gắn với từng doanh nghiệp cụ thể song song với việc xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ tạo được hiệu ứng lớn trên thị trường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Australia là thị trường rất khó tính, vì vậy bên cạnh công tác xúc tiến, quảng bá, doanh nghiệp cần nắm bắt thị hiếu khách hàng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu vững chắc cho sản phẩm, hàng hóa.

Ông Nguyễn Phú Hoà - Phó Tổng lãnh sự, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia:

Nhiều doanh nghiệp chế biến của Australia đang tìm cách đẩy mạnh đầu tư về chế biến nông sản tại Việt Nam. Xu thế này giúp doanh nghiệp hai nước có thể khai thác lợi thế để sản xuất, xuất khẩu sang Australia hoặc sang nước thứ 3.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?