Thứ sáu 09/05/2025 14:58

Nông sản, thực phẩm Việt Nam nhận 12 cảnh báo từ EU

Từ đầu năm đến nay, EU gửi tới 12 cảnh báo do các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định an toàn thực phẩm của thị trường này.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, chỉ trong vòng hơn 40 ngày đầu năm nay, Liên minh châu Âu (EU) gửi tới 12 cảnh báo do các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định an toàn thực phẩm của thị trường này.

Thanh long bị EU cảnh báo vì dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng

Trong đó, có 3 cảnh báo liên quan đến trái thanh long, do dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép. Theo đó, 3 lô hàng thanh long của 3 công ty ở Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh bị cảnh báo do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng.

Cụ thể, Pyraclostrobin vượt 0,050±0,025mg/kg, Dithiocarbamates vượt 0,15mg/kg, Forchlorfenuron vượt 0,023±0,012mg/kg, Propiconazole vượt 0,029±0,015mg/kg, Thiamethoxam vượt 0,10±0,05mg/kg, Dithiocarbamates vượt 1,2± 0,60mg/kg. Trong khi quy định dư lượng tối đa cho phép chỉ từ 0,01 đến 0,05mg/kg. 3 lô hàng thanh long này bị EU trả lại, tiêu hủy và niêm phong tại hải quan để xử lý.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – cho hay, hiện nay thanh long Việt Nam đang bị EU áp tần suất kiểm tra 30% tại cửa khẩu, kèm theo đó các lô hàng xuất khẩu phải có giấy chứng thư kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu. Theo quy định, cứ 6 tháng EU sẽ họp một lần để xem xét vi phạm an toàn thực phẩm của các nước xuất khẩu nông sản, thực phẩm.

Trong vòng hơn 1 tháng qua, trái thanh long đã có 3 cảnh báo. Thời gian tới, nếu không kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định, EU tiếp tục phát hiện thêm các vi phạm thì trái thanh long có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra lên 50%.

Dư lượng tối đa cho phép rất thấp, hầu hết là không quá 0,01mg/kg. Do đó, ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cũng phải có giải pháp để kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu. Về phía các địa phương có vùng trồng thanh long cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc này.

Lý giải về việc vì sao các lô hàng thanh long trước khi xuất khẩu đã có giấy chứng thư kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhưng khi EU kiểm tra vẫn phát hiện nhiều vi phạm, ông Ngô Xuân Nam cho biết kết quả lấy mẫu chỉ có giá trị trên mẫu phân tích, trong khi EU họ lấy mẫu ngẫu nhiên.

Nguyên nhân sai khác có thể do trong quá trình thu mua thanh long, doanh nghiệp mua từ nhiều vùng nguyên liệu, trong đó có vùng trồng không kiểm soát tốt dư lượng thuốc trừ sâu nên ảnh hưởng tới cả lô hàng.

Nếu thanh long lấy từ vùng nguyên liệu kiểm soát tốt về an toàn thực phẩm, về sử dụng thuốc trừ sâu thì khả năng sai khác kết quả sẽ rất thấp, còn nếu một lô hàng được thu mua từ nhiều vùng nguyên liệu thì doanh nghiệp phải đảm bảo lấy mẫu khách quan để đảm bảo kết quả kiểm tra lại cũng khách quan.

Trước đó, theo Văn phòng SPS Việt Nam, năm 2024 Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng gấp đôi so với năm 2023. Trong đó, mặt hàng thanh long có 7 cảnh báo đều liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó còn có nhiều lô hàng sầu riêng, ớt cũng bị cảnh báo do dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép.

Hiện EU đang áp dụng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu 20% đối với trái sầu riêng, 30% đối với thanh long, còn ớt và đậu bắp cùng chịu tần suất 50%. Ngoài ra thanh long, ớt, đậu bắp trước khi xuất khẩu vào EU phải kèm theo giấy chứng thư kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025