Thứ hai 18/11/2024 18:19

Ninh Bình: Nhân rộng hiệu quả Điểm bán hàng Việt Nam

Hết năm 2016, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã xây dựng được 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Các điểm bán này đã góp phần phát triển hệ thống phân phối; liên kết sản xuất, phân phối, tiêu dùng; kích thích tăng sức mua hàng hóa Việt.
Doanh thu của Siêu thị Đồng Giao tăng lên khi được gắn biển Điểm bán hàng Việt Nam

Theo Sở Công Thương, sau gần 7 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hiện trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ hàng Việt Nam đang chiếm khoảng 70 - 80%. Hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng tốt, giá phải chăng. Tuy vậy, do được bày bán chung với các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài nên đôi khi người tiêu dùng chưa thể nhận biết được chính xác sản phẩm được sản xuất trong nước. Nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận và nhận diện rõ hơn các sản phẩm hàng Việt Nam, được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, đến nay, Sở Công Thương Ninh Bình đã xây dựng được 2 Điểm bán hàng Việt Nam, bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, điểm bán đầu tiên được Sở Công Thương lựa chọn xây dựng điểm bán là siêu thị Đồng Giao của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (phường Đông Thành, TP. Ninh Bình). Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực rau quả, thực phẩm an toàn. Với không gian rộng rãi, lịch sự, sản phẩm hàng hóa dồi dào, phong phú và 100% là hàng Việt Nam chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam” tại siêu thị Đồng Giao đã thu hút đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh và khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Theo phản ánh của chủ cửa hàng, từ khi được gắn biển Điểm bán hàng Việt Nam, người tiêu dùng đến với cửa hàng đã nhận biết rõ hơn nguồn gốc sản phẩm, từ đó ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc trong nước. Doanh thu của siêu thị cũng tăng hơn 5 - 10% so với thời điểm trước khi được gắn biển.

Điểm bán hàng Việt Nam thứ hai được đặt tại Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm gạo sạch AIQ (xã Khánh An, huyện Yên Khánh). Trước khi được gắn biển Điểm bán hàng Việt Nam, đây được được biết đến là một trong những điểm phân phối các sản phẩm gạo như: Jabonica, gạo tám thơm, gạo thơm AIQ, gạo huyết rồng, nếp cái hoa vàng, nếp Tràng An, thảo dược… với lượng tiêu thụ khoảng 3 - 4 tạ/ngày.

Theo đánh giá của chủ cửa hàng, trước đây, để thu hút người tiêu dùng, các sản phẩm gạo của công ty luôn được sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, có giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Việc được lựa chọn gắn biển Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã tăng uy tín sản phẩm của cửa hàng, giúp khách hàng yên tâm và chọn mua nhiều hơn. Từ khi được gắn biển hiệu “Điểm bán hàng Việt Nam”, lượng khách tới cửa hàng đã tăng từ 20 - 30%.

Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đánh giá, nhờ có sự đồng thuận từ doanh nghiệp nên nhìn chung, đến nay, các Điểm bán hàng Việt Nam đang mang lại hiệu quả tương đối tốt. Lượng khách đến với cửa hàng tăng hơn so với thời điểm trước đó. Người tiêu dùng tin tưởng về nguồn gốc và uy tín sản phẩm khi có sự bảo đảm của Sở Công Thương. Để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng lực lượng quản lý thị trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở chủ các điểm bán hàng Việt phải bán hàng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như đã cam kết. Bên cạnh đó, niêm yết giá và luôn bán đúng với giá đã niêm yết để giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng hàng Việt, góp phần đưa chương trình lan rộng trong cả tỉnh.

Từ thành công của 2 mô hình trên, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đang tìm cách nhân rộng điểm bán ra các huyện, thị xã trên địa bản tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, khuyến khích người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam