Thứ bảy 19/04/2025 12:18

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.

Chia sẻ bên lề Lễ khai mạc Triển lãm Food & Hospitality Hanoi 2025 diễn ra sáng 18/3, tại Hà Nội, bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - cho biết, Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Size, cỡ tôm của Việt Nam lớn hơn tôm của Na Uy, người tiêu dùng Na Uy cũng rất thích sản phẩm tôm của Việt Nam. Ngoài sản phẩm tôm, người tiêu dùng Na Uy cũng rất ưa chuộng sản phẩm cà phê của Việt Nam. “Na Uy hiện đang là quốc gia uống cà phê nhiều nhất thế giới. Do đó, đây là thị trường rất tiềm năng cho cà phê Việt Nam, bà Hilde Solbakken cho biết.

Các đại biểu tham quan gian hàng hải sản Na Uy trong khuôn khổ sự kiện Food & Hospitality Expo Hanoi 2025.

Thương mại song phương Na Uy - Việt Nam đã tăng đều đặn trong 10 năm qua nhưng tiềm năng tăng trưởng hơn nữa nếu Việt Nam và Na Uy ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc này, sẽ tạo ra một khuôn khổ lâu dài, ổn định và có thể dự đoán được cho hợp tác kinh tế rộng rãi. Điều này sẽ mở ra cánh cửa cho sự hợp tác mới và hiệu quả trong nền kinh tế xanh và kinh tế biển, có lợi cho cả hai đất nước.

Đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản giữa hai nước

“Hiện ngành thủy sản Việt Nam đang có xu hướng chuyển nuôi trồng từ đất liền ra biển, về phía Na Uy rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ nuôi trồng và các sản phẩm liên quan đến vaccine, thú y cho ngành thủy sản Việt Nam. Hiện tại, đã có công ty vaccin, công nghệ nuôi trồng ngoài biển của Na Uy tại Việt Nam”, bà Hilde Solbakken thông tin thêm.

Liên quan đến xuất khẩu thủy sản, trước đó, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường – đánh giá, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản, là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản, chiếm trên 7% thị phần trên thị trường thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Thuỷ sản được xem là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, đóng góp giá trị đáng kể cho nền kinh tế của nước ta cũng như dịch vụ logistic toàn cầu.

Do đó, song song với việc mở cửa thị trường cho thủy sản nhập khẩu, thì Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản đến các thị trường trên thế giới. Việc tham gia tích cực vào các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế, tạo kết nối với đối tác chiến lược, đồng thời áp dụng các giải pháp tài chính và đào tạo chuyên sâu sẽ giúp ngành thủy sản Việt Nam không chỉ duy trì mà còn nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu.

NSC cho biết, hiện đang mở rộng các hoạt động quảng bá thông qua hợp tác với các chuỗi siêu thị, nhà hàng và nền tảng thương mại điện tử để giúp người tiêu dùng hai nước tiếp cận với sản phẩm của nhau nhằm gia tăng thương mại hai chiều.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?