Thứ tư 20/11/2024 21:35

Nhiều cơ hội cho tôm sú sang thị trường châu Âu

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA) chính thức được hai bên phê chuẩn và có hiệu lực sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, đặc biệt là mặt hàng tôm sú khi đây là mặt hàng truyền thống đối với thị trường Tây Bắc Âu và Pháp.

Thị trường tiềm năng

EU là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong những năm tới. Đặc biệt, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mang lại cơ hội giảm thuế, giúp Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường EU và thị trường xuất khẩu nói chung.

Được biết, mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung bình là 14%. Trong đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%. Nhưng khi hiệp định có hiệu lực sẽ có khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản, sẽ giảm về 0%; số còn lại có lộ trình cắt giảm 3-7 năm.

Đặc biệt, đối với mặt hàng tôm, thuế nhập khẩu vào thị trường này sẽ giảm mạnh từ năm đầu tiên thực thi hiệp định, sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo. Đây thật sự là lợi thế và tạo ra khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường tiêu thụ, giá bán khi các quốc gia xuất khẩu tôm khác không được hưởng mức thuế GSP mà EU dành cho. Qua đó cho thấy, doanh nghiệp xuất khẩu đang đứng trước nhiều cơ hội khi mức thuế về 0% và thị trường châu Âu sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuất khẩu thủy sản phát triển.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, mặt hàng tôm sú chính là một trong những sản phẩm lợi thế tại thị trường tôm châu Âu, hơn thế nữa, đây còn là sản phẩm truyền thống ở các thị trường Tây Bắc Âu và Pháp. Các nước EU coi tôm sú là mặt hàng cao cấp vì màu sắc đặc trưng, hương vị, chất lượng và kích thước lớn.

Được biết, tại châu Âu, bình quân mỗi người sẽ tiêu thụ gần 25 kg cá và hải sản/năm. Trong đó, theo một nghiên cứu gần đây của Ủy ban châu Âu, tôm chiếm 6% hoặc khoảng 1,5 kg mỗi người trong tổng lượng tiêu thụ cá và hải sản châu Âu. Hầu hết tôm nhập khẩu vào châu Âu được tiêu thụ ở Nam Âu. Tại Tây Ban Nha, bình quân một năm mỗi người sẽ tiêu thụ 3kg tôm, tại Bồ Đào Nha là 2kg và tại Pháp là 1,5kg.

Sau khi xuất hiện tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và tôm đỏ Argnetina thì tôm sú là loại tôm đặc biệt phổ biến thứ 3 được nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Tuy tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương có mức giá cạnh tranh nhưng tôm sú vẫn được nhiều người lực chọn vì màu sắc độc đáo, hương vị, kết cấu và kích thước lớn hơn.

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết, tôm sú hầu hết được nhập khẩu vào châu Âu như một sản phẩm cuối cùng, đóng gói và sẵn sàng để được phân phối trong các phân khúc đông lạnh của siêu thị hoặc cửa hàng bán buôn dịch vụ thực phẩm. Trái với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, tôm sú hiếm khi được nhập khẩu như một sản phẩm số lượng lớn cho công nghiệp chế biến Châu Âu, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ như Vương quốc Anh hay Tây Bắc Âu. Một số nhà nhập khẩu có cơ sở chế biến riêng để chia nhỏ lại khối lượng tôm sú nhập khẩu thành các sản phẩm làm mới.

Theo đó, các doanh nghiệp cung cấp tôm sú Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tạo chỗ đứng ở một số thị trường bán lẻ ở Tây Bắc Âu. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có thể truy cập miễn phí vào dữ liệu Bản đồ thương mại (Trade Map data) để tra cứu dữ liệu cho tôm sú có có mã HS liên quan để hiểu rõ hơn về thông tin thị trường.

Tuân thủ chặt chẽ, vượt hàng rào kỹ thuật

Thực tế hiện nay mặt hàng tôm sú đang bị cạnh tranh về giá khi giá tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương tiếp tục có xu hướng giảm. Nhưng về lâu dài, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan kỳ vọng rằng tôm sú sẽ được tiêu thụ nhiều hơn ở thị trường bán buôn Tây Bắc Âu. Với hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, tôm sú sẽ luôn là mặt hàng được ưa chuộng ở thị trường này nếu nhà cung cấp đưa ra được sản phẩm giá tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững.

Đặc biệt, muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang châu Âu, các doanh nghiệp phải tuân thủ hàng loạt quy định đã được nêu trong EVFTA.

Trong đó, quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng là quan trọng nhất. Nếu các nhà sản xuất tôm sú quan tâm đến thị trường bán lẻ ở Đức, Hà Lan và Bỉ, cần nghiên cứu kỹ các loại chứng nhận tiêu chuẩn ngành như Global GAP.

Đối với thị trường bán lẻ châu Âu, đặc biệt là ở Tây Bắc Âu sẽ đòi hỏi chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) nhưng ngày càng nhiều nơi khác cũng đòi hỏi giấy tờ này để tiếp cận thị trường. Tậm chí hầu hết các nhà bán lẻ lớn cam kết chỉ bán các sản phẩm tôm nuôi đã được chứng nhận bởi ASC. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt cần đặc biệt lưu ý.

Nguyễn Hường
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?