Thứ bảy 03/05/2025 04:31

Nhật Bản nằm trong Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Đứng sau Hoa Kỳ, Nhật Bản nằm trong Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản nhiều nhất của Việt Nam trong năm 2023.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2023, Nhật Bản nằm trong Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản nhiều nhất của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ.

Nhật Bản nằm trong Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam

Về mặt hàng, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú sang Nhật Bản giảm sâu là yếu tố chính tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Trong khi đó, nhiều mặt hàng khác sang Nhật Bản đạt tăng trưởng dương trong năm nay.

Đáng chú ý, xuất khẩu cua sang Nhật Bản đã tăng 36% so với cùng kỳ năm 2022 và cua trở thành sản phẩm xuất khẩu đứng thứ 3 sang thị trường này, chỉ sau tôm chân trắng và cá hồi.

Xuất khẩu cá nục, cá minh thái, cá thu, cá sòng, cá bơn, cá cam, tôm sắt, cá tráo và rất nhiều loài cá khác có doanh số xuất khẩu sang Nhật cao hơn năm trước.

Phần đáng kể trong số các mặt hàng có tăng trưởng sang Nhật trong năm nay là sản phẩm có nguyên liệu nhập khẩu để gia công và chế biến xuất khẩu, duy trì thu nhập cho công nhân chế biến, đồng thời tận dụng công suất, thiết bị chế biến của các nhà máy. Ví dụ như cua tuyết, cá hồi, cá minh thái, cá thu…

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,38 tỷ USD, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 302 triệu USD, tôm sú đạt 86 triệu USD, xuất khẩu mực đạt trên 72 triệu USD, bạch tuộc đạt gần 70 triệu USD. Xuất khẩu cá hồi sang Nhật đạt 227 triệu USD, cua đạt 87 triệu USD, cá nục đạt 77 triệu USD. Ước tính cả năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ thu về trên 1,5 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2022.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho hay, các dự báo về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong năm 2024 không có sự đồng nhất, nhưng nhìn chung sẽ không có sự đột phá ở thị trường này về mặt nhu cầu. Tuy nhiên, so với các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,… thì thương mại thủy sản với Nhật Bản được đánh giá là ổn định hơn.

Điểm quan trọng là các doanh nghiệp Việt sẽ phải tính toán kỹ hơn bài toán về giá thành và giá bán cạnh tranh, đồng thời nắm bắt tận dụng xu hướng tiêu thụ tại Nhật Bản.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'