Chủ nhật 22/12/2024 01:59

Nguyên liệu xanh - bước đi bền vững cho ngành dệt may Việt Nam

Quá trình “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam theo xu hướng chung của thế giới đã và đang tạo động lực thúc đẩy các nhà cung ứng nguyên liệu nội địa nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Vì sao chưa thoát kiếp gia công…

Dù là nước xuất khẩu dệt may với kim ngạch lên tới hàng chục tỷ đôla Mỹ mỗi năm song Việt Nam vẫn chỉ được thế giới biết đến là một nước chuyên về gia công sản phẩm. Theo Bộ Công Thương, điều này xuất phát từ việc Việt Nam mới chỉ chủ động được khoảng 30-40% nguyên liệu trong nước.

Cụ thể là Việt Nam mới cung cấp được 0,2% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ, còn lại là phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan,… Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn một năm nhưng hơn 70% trong đó là xuất khẩu do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đặc biệt, phần lớn doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn hạn chế nên việc đầu tư cho nghiên cứu cũng như công nghệ chưa được chú trọng.

Trong khi đó, theo ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kiêm Giám đốc Ủy ban Phát triển bền vững, để thoát kiếp “gia công” thì doanh nghiệp phải chủ động được nguồn nguyên liệu, phải có sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tuy vậy để đầu tư cho R&D cần vốn “trường dài” và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Đó là chưa kể muốn phát triển ngành dệt may Việt Nam ngoài các yếu tố trên còn cần sự gắn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và các trường đào tạo.

Về vấn đề này, bà Bùi Mai Hương - Trưởng khoa Thiết kế thời trang Trường Đại học Bách Khoa - khẳng định, cần củng cố mạnh mẽ hơn việc liên kết để có thể cùng nhau tập trung đầu tư cho R&D. Bởi lẽ trong ngành dệt may, máy móc không còn là yếu tố duy nhất cần được đầu tư phát triển mà bên cạnh đó cần đầu tư vào R&D. Trong tinh thần đó, việc nghiên cứu thực tế và phát triển sản phẩm để tìm ra phương án phù hợp cho xã hội trở thành xu hướng của sinh viên, thay vì chỉ quan tâm nhiều đến những giá trị lợi ích cá nhân như trước đây.

“Tại trường Bách Khoa, nhóm các bạn sinh viên ngành nghiên cứu thời trang đã và đang nghiên cứu phát triển các loại vải, sợi, từ thiên nhiên cũng như phát hiện ra phương pháp tái sử dụng vỏ dừa để làm ra sợi vải,… Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chưa thực sự được thương mại hóa để áp dụng vào sản xuất và cần sự chung tay của doanh nghiệp”- bà Mai Hương tiếc nuối.

Sản phẩm sợi bạc hà

Cơ hội cho doanh nghiệp cung ứng nội địa

Nhận thấy những điểm hạn chế của ngành dệt may Việt Nam, thời gian qua nhiều doanh nghiệp dệt may đã đẩy mạnh nội địa hóa nguyên phụ liệu, đồng thời liên kết chặt chẽ với các trường để tìm kiếm nhân tài và nâng cao chất lượng gia tăng sản xuất. Chẳng hạn Công ty CP Dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công (TCM), theo ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT của TCM, doanh nghiệp này đã đầu tư hàng tỷ đồng cho R&D và hàng năm đều tuyển dụng sinh viên của Trường đại học Bách Khoa để trao cho các em cơ hội nghiên cứu ra những loại sợi vải vừa thân thiện môi trường lại vừa có tính ứng dụng cao.

Hay với Faslink cũng tiên phong đầu tư mạnh cho R&D và cho ra thị trường nhiều loại sợi vải “xanh” từ sen, cà phê, bạc hà, tre… có tính ứng dụng cao và được thị trường đón nhận tích cực. “Trong vòng 4 năm qua, nhu cầu về tiêu dùng của sản phẩm thời trang bền vững (sustainable fashion) rõ nét hơn vì càng nhiều các yêu cầu cung ứng vật tư của các doanh nghiệp tại nội địa đặt hàng với chúng tôi. Ước tính, chỉ riêng trong năm 2021 chúng tôi đã cung ứng cho thị trường khoảng 8 triệu mét vải nguyên liệu thành phẩm các loại và tất cả đều đáp ứng tiêu chí xanh”- đại diện của Faslink chia sẻ.

Trên thực tế, theo VITAS, việc nội địa hóa nguyên phụ liệu cũng như “xanh hóa” các sản phẩm này đang là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp Việt bắt buộc phải đáp ứng. Bởi lẽ trên thế giới quá trình chuyển đổi xanh của ngành dệt may thời trang ngày càng rõ rệt và người tiêu dùng không chấp nhận sử dụng những sản phẩm thời trang không có nguồn gốc rõ ràng, không bảo vệ môi trường; thậm chí là nếu doanh nghiệp sử dụng lao động không đúng theo cam kết quốc tế cũng sẽ không được chấp nhận.

Những sản phẩm thiết kế có tính ứng dụng cao trong bộ sưu tập Faslink hợp tác với các nhà thiết kế trẻ tài năng từ sợi vải xanh (sợi cà phê, sợi bạc hà, sợi vỏ hàu,..)

“Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu giống như Faslink đang làm rất tốt việc nghiên cứu, cho ra đời sản phẩm phù hợp với xu thế và thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên thị phần của ngành này vẫn còn rất lớn nên sẽ là cơ hội nếu các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư để nắm bắt kịp thời”- đại diện của VITAS cho biết.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm