Chủ nhật 24/11/2024 12:15

Nguồn vốn khuyến công Thừa Thiên Huế: “Bệ đỡ” phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn

Nguồn vốn khuyến công được xác định là “bệ đỡ” góp phần phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) tại Thừa Thiên Huế.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.

Khuyến công ngày càng khẳng định được vai trò cũng như sức hút với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm CNNT, ông nhận định ra sao về ý kiến này?

Thời gian qua, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; những khó khăn, thách thức chung do hậu quả đại dịch Covid-19 gây ra hay các lệnh trừng phạt kinh tế do xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; giá xăng dầu nguyên vật liệu leo thang; lạm phát tăng cao làm suy thoái và ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động kinh tế toàn cầu; tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình phát triển CNNT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh đó, các hoạt động khuyến côngtrên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiếp tục phát huy hiệu quả đã góp phần thúc đẩy phát triển CNNT, giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn, hỗ trợ một số ngành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển như: Làng nghề đệm bàng Phò Trạch, làng nghề mây tre đan Bao La, làng nghề gốm Phước Tích… Tuy nhiên, tình hình triển khai công tác khuyến công vẫn còn khó khăn như: Các cơ sở đăng ký đề án thường có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, khó khăn về vốn đối ứng, năng lực cạnh tranh chưa cao; một số địa phương chưa bố trí ngân sách cấp huyện phục vụ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn...

Từ những hoạt động đã được triển khai, xin ông cho biết, kết quả đạt được của công tác khuyến công tại Thừa Thiên Huế thời gian qua?

Trong giai đoạn 2019 - 2022, chính sách khuyến công đã triển khai hỗ trợ với tổng kinh phí 9,66 tỷ đồng. Cụ thể:

Về khuyến công quốc gia: Tổng kinh phí đã hỗ trợ 1,66 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ 79 cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ 2 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất và 1 đề án nâng cao năng lực cho các cơ sở CNNT với 100 học viên được đào tạo.

Về khuyến công địa phương: Tổng kinh phí khuyến công cấp tỉnh đã hỗ trợ 5,3 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ 34 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ 203 lượt sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, 79 lượt sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; hỗ trợ 5 cơ sở về tư vấn thiết kế, mẫu mã bao bì; hỗ trợ 8 đề án thông tin tuyên truyền với 16 phóng sự phát trên Đài TRT và trên 50 chuyên mục, bài viết đăng trên Báo Thừa Thiên Huế, Báo Công Thương; hỗ trợ tổ chức 2 đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho các cơ sở CNNT và các nội dung liên quan khác.

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức nghiệm thu đề án "Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất hàng lưu niệm và quà tặng từ cây cỏ bàng"

Bên cạnh khuyến công cấp tỉnh, khuyến công cấp huyện cũng đã triển khai hỗ trợ hiệu quả cho các cơ sở với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả trong hoạt động khuyến công, thời gian tới, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế triển khai giải pháp, kế hoạch cụ thể nào, thưa ông?

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh, một số giải pháp, kế hoạch sẽ được Sở Công Thương tập trung triển khai trong thời gian tới như sau:

Một là: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương trong các năm tiếp theo.

Hai là: Căn cứ Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 03/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng và triển khai kế hoạch khuyến công hàng năm theo hướng tập trung khảo sát, xây dựng kế hoạch, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Ba là: Thường xuyên tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Công Thương với các địa phương (cấp huyện, xã) để hướng dẫn tư vấn các cơ sở CNNT tổ chức thực hiện, xây dựng hồ sơ thủ tục theo yêu cầu của chương trình khuyến công để tổ chức nghiệm thu đảm bảo tiến độ và đúng quy định của pháp luật. Đối với các đề án triển khai không đúng tiến độ theo kế hoạch, sẽ kiên quyết dừng thực hiện để tạo điều kiện cho các đề án của các đơn vị, cơ sở khác được hỗ trợ kinh phí.

Bốn là: Hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giá trị từng ngành công nghiệp.

Năm là: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động khuyến công trong hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công ở các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ sở CNNT (triển khai đến cấp xã, phường).

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Tuấn thực hiện
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024