Thứ hai 23/12/2024 16:41

Ngành Công Thương: Đóng góp lớn cho phát triển kinh tế Thủ đô

Sau 65 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô, đến nay, Hà Nội đã có bước phát triển đáng tự hào. Đạt được những bước tiến mạnh mẽ đó, có sự đóng góp lớn của ngành Công Thương trong quản lý điều hành lĩnh vực công nghiệp và thương mại đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Triển khai hiệu quả nhiều chương trình, kế hoạch lớn

Trong những tháng đầu năm nay, kinh tế Thủ đô phát triển tốt, tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Các ngành kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng khá. Những kết quả khả quan phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô có sự đóng góp lớn của ngành Công Thương Hà Nội trong quản lý điều hành lĩnh vực công nghiệp và thương mại đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Nhiều hội chợ hàng Việt được phối hợp tổ chức chuyên nghiệp và quy mô, đem lại hiệu quả cao

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, so với cùng kỳ năm trước, trong 9 tháng đầu năm, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,01% (cao hơn mức tăng 7,72% cùng kỳ năm 2018); chỉ số phát triển công nghiệp tăng 7,8%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đầu năm đạt 2.036 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đạt 412 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 20,4%. Trong đó, đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2019 là nhóm hàng dệt may (tăng 22,3%), phương tiện vận tải và phụ tùng (tăng 26%).

Đáng chú ý, ngành Công Thương Hà Nội đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, đề án lớn. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tích cực triển khai công tác quản lý và phát triển thương mại điện tử trong các lĩnh vực: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; ứng dụng thanh toán điện tử được đẩy mạnh tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại điện tử nhằm đưa mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng; tiếp tục vận hành website “Bản đồ mua sắm TP. Hà Nội” tại địa chỉ mạng http://bandomuasam.hanoi.gov.vn, cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực… trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân, tổ chức sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Cùng với đó, Sở cũng phối hợp với Bộ Công Thương giải quyết thủ tục về đăng ký/thông báo website thương mại điện tử theo quy định (thủ tục hành chính công mức độ 4). Tính đến cuối tháng 9/2019, trên địa bàn Hà Nội có 10.170 website/ ứng dụng thương mại điện tử hoạt động. Nhờ sự tích cực vào cuộc của ngành Công Thương, liên tục trong 5 năm gần đây, Hà Nội là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, sau TP. Hồ Chí Minh.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đẩy mạnh sử dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố, góp phần chống gian lận thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp mở tài khoản trên Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông - lâm thủy sản của thành phố.

Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô, Sở Công Thương đã thực hiện kiểm tra, rà soát tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố. Đến nay, trên địa bàn Hà Nội, có 2 trung tâm logistics đang hoạt động và 3 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics đã được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư; 9 dự án đang được nhà đầu tư đề xuất và đang hoàn thiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Về đích năm 2019, tạo đà cho năm 2020

Hai phần ba nhiệm vụ của năm 2019 đã qua đi với nhiều kết quả phấn khởi. Tuy nhiên, chặng đường còn lại của năm cũng còn nhiều thách thức, đòi hỏi ngành Công Thương Hà Nội cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra của năm 2019, tạo đà bứt phá cho năm 2020.

Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, để hoàn thành mục tiêu trên, trong thời gian còn lại của năm 2019, Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ phát triển hệ thống phân phối hiện đại; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh thương mại, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn, giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm.

Sở cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu.

Công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được tăng cường. Sở Công Thương Hà Nội tích cực thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường, phát triển, khai thác cả thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng cho các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn. Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến tới cộng động doanh nghiệp Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVFTA và IPA), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực thi các cam kết hội nhập, tận dụng những lợi thế của các hiệp định đem lại cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt các văn bản pháp luật về cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; công khai, minh bạch hoạt động quản lý, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của năm 2019: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,6 - 8,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 7,5 - 8%; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 9 - 10% so với năm 2018.
Nguyễn Duyên

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024