Thứ hai 23/12/2024 23:06

Nâng cao năng lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy

Hơn 50 doanh nghiệp trong lĩnh vực giấy và bột giấy đã được tập huấn về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện Nghị định 06 và Quyết định 01.

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Hội thảo “Kiểm kê và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực Giấy và Bột giấy” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Dự án SPI-NDC của JICA tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Mục tiêu của hội thảo nhằm giới thiệu các quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật cho cơ quan quản lý có liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xi măng về kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính hướng tới thực hiện mục tiêu theo Cam kết quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC).

Toàn cảnh hội thảo

Giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay không chỉ đối với các Chính phủ, các nền kinh tế, các tổ chức xã hội và mà cả đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành giấy và bột giấy là một phân khúc quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp, có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn, nằm trong danh mục Quyết định 01/2022/QD-TTg sẽ phải kiểm kê khí nhà kính theo quy định của chính phủ.

Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực giấy và bột giấy đóng vai trò quan trọng bởi thông qua mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn, bền vững và phát thải các-bon thấp, doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ đóng góp trực tiếp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất – tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Quang Huy - Trưởng phòng giảm nhẹ phát thải và Bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường)-cho biết: Ngành giấy và bột giấy là ngành phát thải lớn nằm trong Quyết định 01, Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện COP26, đòi hỏi các bộ, ngành, sản xuất trong bất kỳ lĩnh vực bào đều phải chung tay.

Ông lương Quang Huy phát biểu tại hội thảo

Các doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy sẽ phải thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính và phải nộp trước 31/3/2025. Do vậy thời gian không còn nhiều đối với doanh nghiệp. Hiện đã có một số doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và thực hiện kiểm kê và các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính ”- ông Huy nhấn mạnh.

Sau Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp giấy và bột giấy có tên trong Quyết định 01 sẽ phải thực hiện các biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính, điều này sẽ thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp giấy và bột giấy cam kết mạnh mẽ hơn với các hành động ứng phó với BDKH.

Ông Koji Fukuda, Cố vấn trưởng, Dự án JICA SPI-NDC chia sẻ: Việt Nam đã cam kết giảm phát thải bằng không vào năm 2025, cùng với các ngành sản xuất khác, ngành Giấy và Bột giấy cũng là ngành phát thải lớn khí nhà kính. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không chỉ giúp ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, thể hiện cam kết của doanh nghiệp với giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của pháp luật cũng như thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp tuân thủ Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG)

Ông Koji Fukuda, Cố vấn trưởng, Dự án JICA SPI-NDC chia sẻ hội thảo giúp các DN thực hiện kiểm kê và lên kế hoạch giảm phát thải

Dự án JICA SPI-NDC đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đạt được cam kết, với ngành giấy và bột giấy cùng các ngành ưu tiên khác hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện báo cáo kiểm kê và thực hành xây dựng báo cáo. Qua đó giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được cách thức triển khai công tác kiểm kê và lên kế hoạch giảm phát thải”- ông Koji Fukuda nói.

Buổi tập huấn nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các công ty trong lĩnh vực giấy và bột giấy có tên trong Quyết định 01/QĐ-TTg về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đồng thời hội thảo sẽ cung cấp các thông tin quy định hiện hành liên quan đến yêu cầu, Hướng dẫn kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giấy và bột giấy nói chung.

Chương trình tập huấn gồm 3 phần. Phần 1, bao gồm các quy định, yêu cầu của pháp luật về biến đổi khí hậu. Phần 2 gồm các bài trình bày liên quan đến tính toán kiểm kê phát thải khí nhà kính. Phần 3 liên quan đến việc Lập kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp. Sau mỗi phiên trình bày sẽ là phần thảo luận và hỏi đáp ngắn dành cho các diễn giả và đại biểu tham dự chương trình.

Phần 2 và phần 3 về kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính sẽ bao gồm phần bài tập thực hành để các đại biểu tham gia thực hành kiểm kê và giảm phát thải sử dụng các công cụ và hướng dẫn tính toán do Ban tổ chức cung cấp.

Cũng trong chương trình hội thảo, các doanh nghiệp được nghe chia sẻ kinh nghiệm đến một số doanh nghiệp của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy những giải pháp nhằm tiết giảm khí nhà kính.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Panasonic khởi động chiến dịch 'Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững'

AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh