Thứ bảy 23/11/2024 10:11
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi):

Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp

Để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) được tốt hơn, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) nhằm kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác BVQLNTD tại Việt Nam.

Khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia công tác BVQLNTD

Theo đó, dự thảo luật mới có một số vấn đề được sửa đổi, bổ sung so với Luật hiện hành đến quy định về giải quyết tranh chấp tại Tòa án có một số sửa đổi, bổ sung về: thủ tục giải quyết vụ án dân sự về BVQLNTD; nội dung án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về BVQLNTD; nội dung tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về BVQLNTD do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng; lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong đó, về thủ tục giải quyết vụ án dân sự về BVQLNTD, dẫn Khoản 2 Điều 41 Luật BVQLNTD năm 2010 quy định: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:...”.

Còn tại dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) hiện quy định: “Vụ án dân sự về BVQLNTD được giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:...”.

Như vậy, Dự thảo Luật hiện sửa đổi cụm từ “thủ tục đơn giản” thành “thủ tục rút gọn”. Việc sửa đổi nêu trên nhằm thống nhất việc sử dụng cụm từ “thủ tục rút gọn” được quy định trong Dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) với quy định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Chương XVIII và XIX).

Việc quy định thống nhất nêu trên sẽ tạo căn cứ pháp lý để áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa đối với các vụ án dân sự BVQLNTD, tiếp tục nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, về việc thêm nội dung án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về BVQLNTD, Luật sư Nguyễn Đông Khánh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết: Dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) bổ sung 01 điều khoản về việc “Tổ chức xã hội đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Toà án”.

Quy định này được xây dựng trên cơ sở có tính tới các điều kiện khó khăn trong hoạt động của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay. Điều này góp phần cụ thể hóa chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức xã hội tham gia công tác BVQLNTD. Vì vậy, bên cạnh việc NTD khởi kiện vụ án dân sự về BVQLNTD không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án thì Dự thảo Luật hiện đang bổ sung thêm chủ thể mới là tổ chức xã hội.

Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp

Được lựa chọn giải quyết tranh chấp trực tiếp hoặc trực tuyến

Đồng thời, dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) bổ sung 01 điều khoản về nội dung tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về BVQLNTD do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng như sau: “Trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về BVQLNTD do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng”.

Đơn cử, sự việc hồi tháng 5/2013, xảy ra vụ 190 người tiêu dùng bị ngộ độc bánh mì kẹp thịt do Cơ sở Bánh mì Minh Tuyến tại phường Phú Khương, thành phố Bến Tre cung cấp. Đã có 34 người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại đến Hội BVQLNTD tỉnh Bến Tre. Theo chức năng, Hội BVQLNTD tỉnh đã thông tin phản ánh và tham dự họp tại UBND thành phố Bến Tre để bàn biện pháp giải quyết vụ việc; tham dự hoà giải tại UBND phường Phú Khương nhưng chủ Cơ sở Bánh mì Minh Tuyến- không tham dự.

Hội cũng mời bà Võ Thị Minh Tuyến hoà giải (02 lần) nhưng bà Tuyến không tham dự. Hội BVQLNTD tỉnh phối hợp với Luật gia Nguyễn Thị Biết - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật (TVPL) - Hội Luật gia tỉnh tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng khởi kiện tại Toà án nhân dân (TANTD) thành phố Bến Tre; cử cán bộ liên hệ Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, bổ sung hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu của TAND thành phố Bến Tre…

Từ thực tế này thấy được, trong quá trình khởi kiện, các tổ chức xã hội, cụ thể là các Hội BVQLNTD cần sử dụng nguồn lực lớn để tham gia vụ kiện, bao gồm: con người, trình độ chuyên môn, chi phí và thời gian. Nếu thắng kiện, các Hội BVQLNTD sẽ có thể được bù đắp phần chi phí đã sử dụng nhưng nếu thua kiện, Hội sẽ chịu nhiều khoản chi phí, bao gồm cả án phí, các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện, tiền bồi thường thiệt hại cho bên thắng kiện. Rủi ro như vậy nên thực tế trong giai đoạn 2011-2020 vừa qua, chỉ có 01 vụ kiện được Hội BVQLNTD khởi kiện theo quy định này.

Do vậy, để khuyến khích các Hội tham gia mạnh mẽ vào việc BVQLNTD, cũng như tạo cơ chế để tăng cường, hỗ trợ cho công tác bảo vệ NTD, dự thảo Luật hiện bổ sung quy định theo hướng cho phép số tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về BVQLNTD do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi NTD trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng.

Ngoài ra, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (sửa đổi) cũng bổ sung 01 điều khoản về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Đó là, “Trong trường hợp pháp luật có quy định, NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh được lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp hoặc trực tuyến”.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam - dự thảo trên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời, phù hợp với xu hướng giải quyết tranh chấp trực tuyến đang được áp dụng mạnh mẽ trong thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin và thương mại quốc tế. Việc bổ sung quy định nêu trên đồng thời tăng thêm quyền của các chủ thể liên quan trong việc áp dụng các phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp, đặc biệt trong bối cảnh các chủ thể có sự xa cách về mặt địa lý hoặc vì lý do dịch bệnh, sức khỏe… không cho phép tham gia trực tiếp tại các địa điểm xét xử.

Giải quyết tranh chấp của NTD là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, tăng cường hiệu lực răn đe, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền lợi NTD. Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp của NTD tại Tòa nói riêng và các quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp của NTD khác nói chung là yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong nước và trên thế giới.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được đăng tải để lấy ý kiến hoàn thiện tại địa chỉ: http://legal.moit.gov.vn/du-thao-van-ban/18.html./.
Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’