Chủ nhật 24/11/2024 23:18

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định đã và đang sử dụng rất hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn.

Được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó có hàng chục ngành nghề thủ công truyền thống lịch sử hàng trăm năm đã mang lại nhiều lợi thế cho Nam Định phát triển công nghiệp nông thôn. Trong số hơn 140 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, có nhiều làng nghề đã làm nên tên tuổi của nghề thủ công truyền thống Nam Định như: Mộc Quần Anh; chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng…

Những làng nghề này không chỉ tạo việc làm mà còn tạo sự đa dạng trong hệ sinh thái công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của Nam Định, đồng thời đóng góp không nhỏ về thu ngân sách và đảm bảo việc làm, an sinh xã hội cho người dân trong tỉnh.

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn. Ảnh minh họa

Với định hướng hiện đại hóa sản xuất công nghiệp, bao gồm cả sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn, trong đó nhân tố chủ lực là các làng nghề, những năm qua Nam Định triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Trong đó, thông qua chương trình khuyến công, ngành Công Thương Nam Định đã trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hiệu quả được ghi nhận rất tốt.

Theo số liệu từ Sở Công Thương Nam Định, trong tổng số 3.942 triệu đồng kinh phí khuyến công địa phương năm 2023, Nam Định dành tới 3.550 triệu đồng hỗ trợ 15 chương trình, dự án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

Địa phương cũng hỗ trợ các huyện và thành phố Nam Định tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, với 41 sản phẩm được công nhận; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh với 20 sản phẩm được công nhận. Những sản phẩm được công nhận sẽ là đối tượng ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất và thị trường.

Cũng theo Sở Công Thương Nam Định, trong 6 tháng năm 2024, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Nam Định dự kiến triển khai 10 chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 2.400 triệu đồng nhằm tiếp tực hiện định hướng hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn.

Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp về mặt sản xuất, theo bà Vũ Thị Kim- Giám đốc Sở Công Thương Nam Định, địa phương còn tạo tối đa thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn nói riêng.

Trung tuần tháng 3/2024, dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện có tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỉ đồng đã được khởi công. Dự kiến, dự án được đưa vào hoạt động tháng 1/2025 sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, đánh dấu sự chuyển dịch từ nền kinh tế thuần nông sang phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, sản xuất.

Theo Phương án phát triển cụm công nghiệp của tỉnh, đến năm 2030, Nam Định có 70 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.861,27 ha. “Để địa phương thuận lợi trong triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp, Bộ Công Thương sớm hướng dẫn triển khai Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về Quản lý, phát triển cụm công nghiệp”, bà Kim đề xuất.

Bên cạnh đề xuất hỗ trợ từ các cơ quan có thểm quyền cao hơn, ngành Công Thương Nam Định xác định rõ những hạn chế từ các đối tượng thụ hưởng cũng như hiện trạng công tác khuyến công. Trong đó, việc tiếp cận chính sách khuyến công của các cơ sở công nghiệp nông thôn còn hạn chế. Nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công chưa được hỗ trợ khai thác, kết nối thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là các thông tin về thị trường, khoa học công nghệ, chính sách pháp luật…cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch của các huyện, thành phố chưa tốt dẫn đến đề xuất các chương trình, dự án chưa sát với nội dung hoạt động khuyến công. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác rà soát, thẩm định các chương trình đủ điều kiện hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương và khuyến công quốc gia. Việc xác định những ngành nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn của các địa phương để tập trung hỗ trợ phát triển chưa được rõ nét dẫn đến khi đăng ký kế hoạch các chương trình đề án không đúng nội dung chương trình.

Với mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành Công Thương Nam Định sẽ đẩy mạnh triển khai các nội dung khuyến công.

Chú trọng vào những ngành nghề, lĩnh vực thuộc tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật đầy đủ thông tin về công nghiệp nông thôn để quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công phù hợp với nhu cầu và tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các đề án khuyến công đảm bảo kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng. Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến văn bản, quy định mới về công tác khuyến công để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công ở các huyện, thành phố.

Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức tại các tổ chức dịch vụ khuyến công, song song với hệ thống cán bộ làm công tác khuyến công tại các huyện, thị trấn, xã…của tỉnh nhằm sớm nắm bắt tình hình công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, kịp thời hỗ trợ, triển khai các nội dung khuyến công tại cơ sở nhanh và hiệu quả.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Nam Định

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới