Thứ tư 13/11/2024 07:49

Năm 2022, xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số

Trong năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 146 nghìn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 10,7% về trị giá so với năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè trong quý IV/2022 đạt 54,1 nghìn tấn, trị giá 79 triệu USD, tăng 53,6% về lượng và tăng 30,3% về trị giá so với quý IV/2021. Giá chè xuất khẩu bình quân trong quý IV/2022 ước đạt 1.460 USD/tấn, giảm 15,1% với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số

Trong năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 146 nghìn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 10,7% về trị giá so với năm 2021. Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2022 ước đạt 1.620 USD/tấn, giảm 4% so với năm 2021.

Trong bối cảnh thị trường thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa kinh tế, địa chính trị, xung đột quân sự... sẽ tác động đến thị trường hàng hóa trong nước, đẩy chi phí vận chuyển tăng mạnh. Tuy nhiên, ngành chè vẫn đạt được kết quả tích cực trong năm 2022. Với kết quả được trong năm 2022, triển vọng xuất khẩu trong năm 2023 sẽ khả quan hơn, khi tình hình kinh tế thế giới được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng tại các thị trường xuất khẩu chính.

Chè xanh là chủng loại xuất khẩu chính trong 11 tháng năm 2022, đạt 55,2 nghìn tấn, trị giá 104 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 9,1% trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè xanh xuất khẩu bình quân đạt 1.884,2 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp theo là chủng loại chè đen xuất khẩu đạt 49,4 nghìn tấn, trị giá 70,7 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè đen xuất khẩu bình quân đạt 1.432,7 USD/ tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, chủng loại chè ô long xuất khẩu trong 11 tháng năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt 600 tấn, trị giá 1,7 triệu USD, tăng 75,2% về lượng và tăng 155,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè ô long xuất khẩu đạt 3.106,7 USD/tấn, tăng 45,8% so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu chè chính trên thế giới như Pakistan, thị trường Đài Loan, Nhật Bản có xu hướng giảm, trong khi đó thị trường Hoa Kỳ và Anh tăng cả về lượng và trị giá. Trong đó, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên thế giới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp