Thứ ba 13/05/2025 22:44

Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Nghệ thuật múa rom vong là món ăn tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Đối với dân tộc Khmer, nghệ thuật múa rom vong là sản phẩm văn hóa vừa mang tính thiêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những giờ lao động, cần được bảo tồn và phát huy.

Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Theo Nghệ nhân ưu tú dân tộc Khmer, Lâm Thị Hương: Múa rom vong đơn giản, dễ múa, dễ nhớ, dễ hiểu và có sự tác động đến người xem một cách hấp dẫn trong lễ, tết. Múa rom vong gắn liền với văn hóa tộc người, là một bộ môn nghệ thuật quan trọng, gần gũi với đời sống văn hóa của dân tộc Khmer Nam bộ, mang tính cộng đồng, phản ánh hiện thực đời sống, được hình thành từ rất sớm và lâu đời.

Múa rom vong như một sự giao thoa giữa con người với thiên nhiên, hòa quyện trong đời sống của nhân dân. Từ trẻ con, người lớn đến các cụ già đều biết múa và ai cũng thích múa. Khi vui, khởi đầu một sự việc, công việc nào đó hay cúng tế, tạ ơn thì họ cũng múa.

Rom vong gần gũi với đời sống văn hóa của dân tộc Khmer

Trải qua quá trình dài trao truyền, sáng tạo và chắt lọc, múa rom vong trở thành môn nghệ thuật dân gian phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam bộ. Nghệ thuật múa dân gian rom vong của người Khmer Nam bộ không chỉ có ý nghĩa mang lại nhu cầu vui chơi, giải trí thụ hưởng văn hóa với người dân Khmer, nó còn là sợi dây kết nối cộng đồng, giúp mọi người giao lưu, đoàn kết, gắn bó nhau hơn trong cuộc sống.

Từ trẻ con, người lớn đều biết múa và ai cũng thích múa rom vong

Vào những dịp diễn ra các lễ hội, hay các hoạt động cộng đồng, không chỉ có đồng bào Khmer múa mà cả các dân tộc anh em khác như người Kinh, Hoa, Ba Na, M’ Nông, Gia Rai… cùng hòa mình vào điệu múa dân gian tươi vui này, thể hiện sự lan tỏa văn hóa, khả năng thu hút của điệu múa với tất cả mọi người.

Đối với đồng bào dân tộc Khmer, múa rom vong được sử dụng như phương tiện thể hiện sắc thái văn hóa trong giao tiếp, giao lưu và phát triển văn hóa, nghệ thuật với các dân tộc anh em trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam, thân thiết, hòa quyện, đoàn kết, ấm áp nghĩa tình.

Rom vong phản ánh những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng người Khmer

Múa rom vong chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc sinh hoạt tập thể, gắn với cuộc sống đời thường. Không chỉ bó hẹp trong không gian diễn cộng đồng, múa rom vong còn gắn với không gian cung đình, thể hiện qua việc được đồng bào Khmer sử dụng múa trong các lễ hội truyền thống như Chol Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok Om Bok, các nghi lễ tín ngưỡng cổ truyền như lễ tế thần linh, lễ rước thần, lễ cầu an, lễ Arăk. Đi kèm với múa rom vong là những nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Khmer như trống sadam, chiêng, dàn nhạc ngũ âm.

Kèm với múa rom vong là những nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Khmer

Vào các dịp lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh từ người trẻ đến người lớn tuổi tham gia múa, hát rom vong thật vui nhộn, được thể hiện qua sự phối hợp nhịp nhàng, sinh động của các động tác tay chân theo từng điệu nhạc. Các điệu múa có thể múa thành vòng tròn và không giới hạn số người tham gia.

Múa rom vong có sự phối hợp giữa các động tác tay, chân nhịp nhàng
Các ngón tay thẳng đứng và cong lên như cánh những đóa hoa tươi

Múa rom vong vui nhộn, dung dị nhưng không kém phần dịu dàng, người múa có sự phối hợp giữa các động tác tay, chân kết hợp toàn thân uyển chuyển, nhịp nhàng theo từng điệu nhạc, thu hút người tham gia. Khi múa, thường người múa di chuyển vòng tròn, theo nhịp 2/4. Khi nhịp trống và giọng hát say sưa vang lên theo điệu rom vong, từng đôi trai gái hoặc từng người bước đều 3 bước và lui một bước, hai tay để trước ngực, các ngón tay thẳng đứng và cong lên như cánh những đóa tươi, một tay đưa lên, tay kia đưa xuống nhịp nhàng theo tiếng nhạc…

Các động tác chính trong múa rom vong có tay khuôn, tay che, tay chỉ, tay nhận, tay bông hoa cùng các động tác khác, mỗi động tác biểu cảm về một bối cảnh trong cuộc sống thường nhật, mang những sắc thái tươi tắn, vui tươi, lạc quan, phản ánh những giá trị nhân văn tốt đẹp.

Rom vong có thể kết hợp từng đôi

Bên cạnh đó, múa rom vong phải tuân theo một số quy tắc nhất định như: Người ít tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người cao tuổi ra múa giao lưu. Đội hình múa di chuyển càng nhiều vòng càng vui. Rồi cả người Khmer và các vị khách mời người Kinh, người Hoa... cùng nhau vui vẻ, động tác múa càng nhanh hơn theo nhịp trống. Khi trống ngừng, mọi người cùng dừng lại chắp tay chào nhau rồi trở về vị trí cũ.

Múa rom vong có thể múa thành vòng tròn và không giới hạn số người tham gia

Hình thành trong lao động sản xuất nông nghiệp và gần gũi với tất cả giai tầng trong xã hội, nên múa rom vong đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Khmer qua nhiều thế hệ. Vào những dịp diễn ra lễ hội, không chỉ đồng bào Khmer múa mà đồng bào các dân tộc cùng hòa mình vào điệu múa vui nhộn này, thể hiện sự lan tỏa văn hóa, thu hút của điệu múa với tất cả mọi người. Thông qua điệu múa rom vong, tình cảm giữa người với người trong cộng đồng càng thêm tốt đẹp gắn kết.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: múa ron vong

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên