Thứ sáu 22/11/2024 21:22

Mali tạm ngừng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản

Ngày 6/12/2021, ông Mohamed Ould Mahmoud - Bộ trưởng Công Thương Mali đã ban hành quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo, ngô, hạt bông, khô dầu bông, kê và lúa miến để bảo đảm cung ứng đủ thực phẩm trong nước. Ông cho biết thêm: "Việc tạm ngừng xuất khẩu này nhằm phòng ngừa cuộc khủng hoảng ngũ cốc đang diễn ra trên thị trường thế giới và để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như các tầng lớp dân chúng dễ bị tổn thương nhất tại Mali".

Theo cảnh báo của Liên hiệp quốc, giá thực phẩm có thể tăng 30-40% tại khu vực Tây Phi. Thêm vào đó là sự bất ổn về an ninh, chính trị tại Mali cũng làm cho vấn đề cung ứng hàng hóa nói chung trở nên phức tạp.

Mali có nền kinh tế mở trong đó ngoại thương chiếm 58% GDP. Mục tiêu chính của chính sách thương mại nước này là tiếp tục thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu theo khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm đa dạng hóa nền kinh tế và ngoại thương. Thuế nhập khẩu của Mali tương đối thấp (trung bình khoảng 10%) và có rất ít trở ngại về pháp lý hay pháp quy đối với hoạt động thương mại. Theo IMF, do tác động của Covid-19, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt 3,923 tỷ USD, giảm 16,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 4,877 tỷ USD, giảm 3,1% so với năm 2019. Năm 2021, IMF dự báo kim ngạch xuất khẩu của Mali sẽ tăng 16,7% và nhập khẩu tăng 11,5%. Mali xuất khẩu chủ yếu là vàng (chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu), bông, động vật sống và phân bón… và nhập khẩu các mặt hàng chính gồm dầu lửa, thuốc tân dược, xi măng. Các đối tác xuất khẩu chính của Mali là Thụy Sỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét. Các đối tác nhập khẩu chính gồm Bờ Biển Ngà, Pháp, Senegal và Trung Quốc.

Về trao đổi thương mại Việt Nam-Mali, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 13,08 triệu USD, giảm mạnh so với năm trước đó (38,9 triệu USD năm 2019) do ảnh hưởng của lệnh cấm vận kinh tế của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với nước này cũng như các động của đại dịch Covid-19. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mali đạt 23,89 triệu USD (năm 2019 là 28,49 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm dầu thô, xi măng, hải sản, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là bông các loại, hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép…

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Mali

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước