Lộ trình giảm nghèo bền vững của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025

Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 của TP. Hồ Chí Minh sẽ được chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, với những biện pháp hiệu quả hơn.
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020: Khi chính sách đi vào đời sống Đào tạo nghề: Giải pháp căn cơ, hiệu quả giúp thoát nghèo bền vững Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo đề ra trước thời hạn

Tại TP. Hồ Chí Minh, từ năm 1992 đến năm 2015 đã triển khai chương trình giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận, đo lường nghèo đơn chiều (chiều thu nhập). Bắt đầu từ năm 2016, thành phố thực hiện giảm nghèo theo phương pháp đa chiều - vừa giảm nghèo thu nhập, vừa giảm nghèo về giáo dục, việc làm, nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, điều kiện sống.

Theo đó, các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo được xây dựng và thực hiện theo hướng giảm dần từ trợ cấp sang tác động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo an tâm tổ chức sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên giảm nghèo và làm ăn phát đạt.

Đến năm 2015, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, thành phổ đặt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 bình quân 1%/năm và nâng thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với đầu năm 2011.

Thực hiện chủ trương này, TP. Hồ Chí Minh đã huy động nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững được hơn 7.000 tỷ đồng. Nguồn lực này đảm bảo giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó có gần 5.200 tỷ đồng dùng cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ. Từ nguồn vốn này đã tạo điều kiện tối đa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, thành phố luôn chú trọng lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố. Điển hình như hỗ trợ, hướng dẫn hộ nông dân tại các hợp tác xã xây dựng sản phẩm OCOP theo hướng tập trung phát triển nhóm 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực là rau, hoa cây cảnh, bò sữa, heo, tôm, nước lợ, cá cảnh; nhóm 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống và 4 sản phẩm nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành và 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP, từ đó tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp của người dân trên địa bàn.

Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021 của thành phố cho thấy, bất chấp những khó khăn biến động do đại dịch cùng tình hình kinh tế thế giới phức tạp nhưng các chỉ tiêu về giảm nghèo của thành phố đã được hoàn thành trước thời hạn, tạo hiệu ứng sâu rộng và đổi đời nhiều hoàn cảnh nghèo khó.

Lộ trình giảm nghèo bền vững của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025
Hỗ trợ kỹ thuật giúp người dân làm nông nghiệp công nghệ cao là một trong những kế hoạch giảm nghèo của TP. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, đến nay TP. Hồ Chí Minh đã giảm 24.601 hộ nghèo và 36.498 hộ cận nghèo, còn 3.128 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,13% tổng hộ dân thành phố) và 15.197 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,62% tổng hộ dân). Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi người có công. Có 5 quận và 85 phường của 12 quận hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cũng cấp phát 928.000 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ xây dựng 1.765 căn nhà tình thương, sửa chữa chống dột 2.470 căn; miễn, giảm học phí cho hơn 150.000 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững mới đây, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững thành phố trong thời gian qua. Đồng thời biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân và những tấm gương điển hình tiêu biểu trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững thành phố. Ông cũng chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ ở từng địa phương, từng gia đình, từng người dân đang gặp khó khăn, nhất là trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo

Theo ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống, chất lượng sống.

Thành phố phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo cả nước và còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn TP. Hồ Chí Minh. Công tác này là nhiệm vụ trọng tâm và thành phố sẽ huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia chương trình giảm nghèo; tạo điều kiện tối đa để người nghèo vươn lên thoát nghèo, có chất lượng sống tốt…

Để thực hiện mục tiêu, theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cần được chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, với những biện pháp hiệu quả và đột phá. Mặt khác, cần quan tâm chăm lo bộ máy, chăm lo cho cán bộ làm công tác có liên quan đến giảm nghèo bền vững, có nghĩa là "lo cho người lo". Đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua vì người nghèo. Hoạt động thi đua phải vì người nghèo, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng tôn vinh những tấm gương giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố giai đoạn 2021-2025 được quan tâm ưu tiên nguồn ngân sách thành phố và nguồn xã hội hóa (bố trí hơn 15.144 tỷ đồng) để thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận được các chính sách an sinh xã hội; các chính sách giảm các chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và các chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình giúp hộ nghèo tích lũy thêm thu nhập có điều kiện thoát nghèo bền vững.

Thành phố đã triển khai các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài…

Nhìn chung, chương trình giảm nghèo bền vững TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 đã nhận được sự phối hợp, tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng các tổ chức thành viên như Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố… trong triển khai các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo, người nghèo, người gặp khó khăn do dịch Covid-19; triển khai nhiều mô hình kết hợp nhằm hỗ trợ hội viên, đoàn viên vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững.

Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Xem thêm