Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Một số chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia tại Cần Thơ đạt về số lượng nhưng về thực chất thì chưa tới.
Hai tỉnh miền núi có thể phải trả lại 200 tỉ vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia Đề nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Chiều 30/11, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương chủ trì Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ.

Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Báo cáo với Đoàn công thác, theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, tính đến tháng 11/2023, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới không được phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương mà sử dụng 100% nguồn vốn ngân sách địa phương, do đó, thành phố đã huy động nguồn lực, nguồn vốn lồng ghép với tổng số vốn bố trí, huy động là 1.867,698 tỷ đồng.

Người dân huyện Cờ Đỏ nô nức đón chào ngày huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới Ảnh: V.C
Người dân huyện Cờ Đỏ nô nức đón chào ngày huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (ảnh Vũ Châu, Đại biểu Nhân dân)

Riêng đối với vốn đầu tư công, kết quả phân bổ vốn từ ngân sách là 671,401 tỷ đồng; tỷ lệ giải ngân là 80,3%; ước đến hết năm giải ngân 97,4%. Đến hết tháng 11/2023, toàn thành phố có 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 – 2025, đạt 100%.

Tính đến tháng 11/2023, có 26/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt tỷ lệ 72%; có 2/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 5,6%. Tỉnh Cần Thơ cũng có 4/4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%.

Với Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, kinh phí thực hiện năm 2023 được lồng ghép trong nhiệm vụ chi thường xuyên. Số tiền chi từ nguồn chi thường xuyên, huy động vốn để lồng ghép thực hiện là hơn 489 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,21%, giảm 0,31%, vượt 55% so với kế hoạch đề ra.

Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ.
Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ.

Với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn vốn thực hiện năm 2023 là hơn 31 tỷ đồng với 10 dự án. Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, việc triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn những khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ triển khai thực hiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại một số địa phương, trong đó có Cần Thơ đến nay gần hết năm thứ ba thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 và Thông tư 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc chưa hướng dẫn chi tiết việc thành lập Trung tâm.

Theo kế hoạch, năm 2024, Cần Thơ phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 2 - 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 8/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫy đạt tỷ lệ 22,2%; 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kế hoạch nguồn lực, nguồn vốn thực hiện chương trình năm 2024 – 2025 là hơn 2.947 tỷ đồng. Với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kế hoạch nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoàn 2024 – 2025 là hơn 24 tỷ đồng.

Cần Thơ sẽ tập trung các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình và cá nhân người dân tộc thiểu số, trong đó, ưu tiên cho hộ nghèo, hộ khó khăn đặc thù nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại buổi làm việc, đại diện các Sở, ban, ngành tỉnh Cần Thơ cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương sớm ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, do không còn phù hợp với giai đoạn mới (2021 – 2025).

Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể việc thành lập “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại một số địa phương, trong đó có Cần Thơ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai thực hiện.

Về đích về số lượng nhưng về thực chất thì chưa tới

Theo đánh giá của các thành viên trong Đoàn kiểm tra, Cần Thơ là một trong những địa phương không nhận nguồn ngân sách từ trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương hạn hẹp mà chủ yếu huy động từ các nguồn lực, đến thời điểm này, về cơ bản, các Chương trình mục tiêu quốc gia tại Cần Thơ đã cơ bản về đích của năm nay. Tuy nhiên, một số lưu ý như dù là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, chỉ còn 764 hộ, tuy nhiên, vẫn còn gần 6.000 hộ cận nghèo. Đây là con số đáng lưu ý.

Đoàn khảo sát thực tế tại Chợ xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.
Đoàn công tác kiểm tra, khảo sát thực tế tại chợ Ba Mít, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, một số tiêu chí về đích về số lượng nhưng về thực chất thì chưa tới. Ví dụ, về Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới (Tiêu chí số 7), dù đâu đó đã đạt nhưng vấn đề an toàn thực phẩm cũng cần phải lưu ý. Việc đi vào chiều sâu sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, cũng như mang lại sự hài lòng cho người dân địa phương.

Tham gia Đoàn công tác, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin, đây là năm thứ 2 tham gia đoàn công tác của Bộ Công Thương, so với báo cáo năm ngoái, Cần Thơ tiếp tục đạt được những kết quả rất tốt ở cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

“Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng thương mại Cần Thơ vẫn tiếp tục tăng trưởng 12,7% trong khi mặt bằng của cả nước chỉ đạt 9,7% trong 9 tháng đầu năm 2023, chắc chắn có sự đóng góp của 36 xã đạt nông thôn mới, trong đó, có cải thiện văn minh hạ tầng thương mại”, bà Lê Việt Nga chia sẻ.

Cũng theo bà Lê Việt Nga, ngày 22/6/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-BCT về việc hướng dẫn và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Văn bản này đã gửi cho UBND các tỉnh, thành phố, đồng gửi các Sở Công Thương và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, sau cuộc làm việc này, cần sự vào cuộc của Sở Công Thương Cần Thơ hướng dẫn các địa phương về chuyên môn một cách cụ thể để việc đạt được Tiêu chí số 7 xã nông thôn mới nâng cao một cách thực chất.

Về kiến nghị thành lập Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bà Lê Việt Nga cho rằng, Cần Thơ cần phải làm việc lại với Ủy ban Dân tộc để biết được Bộ, ngành nào là đầu mối trong việc đưa ra đề xuất.

Cũng theo bà Lê Việt Nga, mới đây, HĐND thành phố Cần Thơ cũng đã phê duyệt quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030 thành phố Cần Thơ là trung tâm đô thị của vùng, thúc đẩy phát triển toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu; là trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao của vùng.

Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Toàn bộ Chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian vừa qua, Cần Thơ đã lồng ghép vào nguồn vốn ngân sách của địa phương và nguồn vốn xã hội hóa. Do đó, địa phương cần xây dựng báo lên lãnh đạo tỉnh từ đó biết được nguồn lực cũng như phương hướng đặt Trung tâm này ở đâu.

Đánh giá cao các kết quả đạt được của thành phố Cần Thơ trong việc triển khai các Chương trình Mục tiêu quốc gia, tuy nhiên, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cũng nhắc lại ý kiến của các đại biểu tham gia đoàn kiểm tra về việc Cần Thơ vẫn một số chỉ tiêu còn một chút "băn khoăn" so với kiểm tra thực tế.

Về chương trình, giải pháp kế hoạch năm 2024, 2025, Cần Thơ đã nêu chi tiết và đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm sát sao triển khai thực hiện. “Chương trình nông thôn mới, hệ thống chính trị vào cuộc rất mạnh, tuy nhiên, chương trình dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững lúc này lúc khác không phải toàn bộ các cấp, các ngành có sự quan tâm thường xuyên, liên tục”, ông Ngô Quang Trung nêu vấn đề.

Đồng thời, đề nghị UBND thành phố Cần Thơ căn cứ hệ thống chính sách của Trung ương từ đó trong điều kiện của mình có thể xây dựng chính sách, tiêu chí, nội dung khác biệt so với các địa phương trong vùng. Ví dụ, nông thôn mới Cần Thơ phải mang dáng dấp một đô thị, hay vấn đề kinh tế số. Tất cả đều phải đi vào thực chất.

Ông Ngô Quang Trung cũng đề nghị địa phương gửi báo cáo cụ thể, chi tiết về những kết quả đạt được, những khó khăn đang vướng mắc trong triển khai các Chương trình gửi về Cục Công thương địa phương trước ngày 10/12 để Cục tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Đồng thời đề nghị các Sở ngành địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Trung ương trong quá trình trao đổi, thông tin triển khai thực hiện, từ đó tổng hợp, rút kinh nghiệm.

Các Chương trình mục tiêu quốc gia mang ý nghĩa chính trị rất lớn, do đó, ông Ngô Quang Trung cũng đề nghị Cần Thơ đẩy mạnh công tác phối hợp truyền thông với cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, với các Tiêu chí số 4 về điện nông thôn và Tiêu chí số 7 về hạ tầng thương mại nông thôn, UBND thành phố sẽ giao Sở Công Thương phối hợp với các Sở ngành khảo sát, đánh giá, đối chiếu tiêu chí, từ đó tham mưu cho UBND thành phố và Ban chỉ đạo để đưa vào thực hiện trong thời gian tới, để làm sao khi nói về chợ thì chợ phải đạt chuẩn hay việc sử dụng điện là phải điện an toàn.

Trước đó, sáng nay (30/11), Đoàn công tác kiểm tra, giám sát hình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Công Thương đã khảo sát thực tế tại Hợp tác xã Du lịch sinh thái cộng đồng Mỹ Khánh - xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền; Chợ Ba Mít, ấp Trường Trung, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Trong ngày mai 1/12, Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Công Thương sẽ tiếp tục có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố An Giang, Đồng Tháp về việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hạ tầng thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi hợp nhất là: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết.
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Sáng 18/12, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024.
Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Ngày 18/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về phương án sắp xếp, hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán, các nhà vườn trồng hoa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tất bật chăm sóc để phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm.
Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê cung cấp nền tảng thông tin tin cậy hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua và xuất nhập khẩu cà phê tuân thủ Quy định EUDR.
Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) thúc đẩy hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp.
Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 diễn ra từ ngày 6 - 8/3/2025, được tổ chức lần đầu tiên.
Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống trị giá 600 triệu đồng cho 30 hộ nghèo hai xã Chà Val và La Êê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất, Bộ mới sẽ giảm 25 cục, vụ, đầu mối so với tổng số 55 đầu mối hiện có.
Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Tối 10/12, diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về tam nông lần thứ II năm 2024. Phóng viên Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề viết về lĩnh vực này.
Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Kỹ thuật chong đèn vào ban đêm cho hoa cúc không chỉ giúp cây hoa nở đúng vụ mà còn mang lại khung cảnh lung linh đẹp mắt tại các làng hoa ở Gia Lai về đêm.
Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Huyện Đồng Văn, Hà Giang phấn đấu hoàn thành xóa 89 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công trước Tết Nguyên đán 2025.
Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Ngày 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1502/QĐ-TTg đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Ngày 28/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam.
Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Mặc dù đang vào mùa thu hoạch, giá dưa hấu đã giảm mạnh khiến người dân phải chịu thua lỗ, nhiều chủ vườn ngậm ngùi chờ đợi nhưng không thấy thương lái đến mua.
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Sau khi sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt, qua đó cho thấy, việc sử dụng vaccine phòng bệnh là rất quan trọng.
Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

TP. Đà Nẵng đang tích cực hướng dẫn các chủ tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thực hiện các thủ tục theo quy định và theo nguyện vọng của chủ tàu.
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Biến những khoảng tường trống thành vườn dâu tây xanh tốt, chàng kỹ sư công nghệ thông tin ở Gia Lai truyền cảm hứng cho nhiều người bởi cách làm mới lạ.
Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động