Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương trở thành địa phương có công nghiệp, dịch vụ hiện đại của cả nước.
Khu công nghiệp Bình Dương thu hút 2,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài Bình Dương: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao

Theo dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là để xây dựng, phát triển Bình Dương cùng với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, thúc đẩy và lan tỏa phát triển với các địa phương trong vùng; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại
Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại của vùng và cả nước (Ảnh minh họa)

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ trở thành trung tâm phát triển năng động, toàn diện, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; là khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. Đồng thời, đưa Bình Dương vượt bẫy thu nhập trung bình, trở thành tỉnh có thu nhập cao vào năm 2030.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo; có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; có nền kinh tế phát triển bao trùm, hài hòa giữa các khu vực…

Quy hoạch Bình Dương xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng. Trong đó, phát triển hệ sinh thái Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện đại dựa trên phát triển kế thừa và đổi mới sáng tạo.

Đổi mới sáng tạo là cơ sở quan trọng góp phần tạo nên thành tựu phát triển của Bình Dương 25 năm qua. Do đó, tiếp tục phát triển Bình Dương theo mô hình vùng đổi mới sáng tạo dựa trên mở rộng không gian phát triển các khu công nghiệp đô thị hiện hữu, ứng dụng phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý, dịch vụ xã hội, góp phần tạo nên hệ sinh thái kiểu mới cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương.

Cùng với đó, thúc đẩy đổi mới sáng tạo áp dụng toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó tập trung vào hoàn thiện mô hình thành phố thông minh, phát triển hệ sinh thái kiểu mới để hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống dịch vụ văn hóa sáng tạo, tạo ra mạng lưới cộng đồng sáng tạo. Đặc biệt là tạo ra các nền tảng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ và cơ chế chính sách hỗ trợ cho thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Theo dự thảo quy hoạch, tỉnh Bình Dương xây dựng phát triển vùng đổi mới sáng tạo thông qua hệ thống các dự án động lực như trung tâm động lực tại Thành phố mới Bình Dương, Công viên khoa học công nghệ tại Bàu Bàng, các dự án tái phát triển tại Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một hỗ trợ thúc đẩy về thương mại, logistics… từ đó tạo sự lan tỏa ra không gian lãnh thổ của tỉnh. Đồng thời, xây dựng phát triển đồng bộ, thống nhất giữa hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội của người dân, người lao động, cơ sở hạ tầng đô thị, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, hài hòa giữa phát triển mới và hiện hữu, tạo sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Binh Dương ưu tiên phát triển nhóm ngành mũi nhọn và hoàn thiện chuỗi cung ứng (Ảnh Thanh Minh)

Cùng với đó, xây dựng trung tâm công nghiệp hiện đại, chuyển đổi sang mô hình cộng sinh để đạt tiêu chuẩn gia nhập nền kinh tế cacbon thấp, công nghiệp sinh thái, công nghiệp 4.0 và công nghiệp khoa học - công nghệ.

Trong đó, lựa chọn và ưu tiên phát triển nhóm ngành mũi nhọn và hoàn thiện chuỗi cung ứng là các ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, đồ gỗ và nội thất, sản phẩm từ cao su và plastics, máy móc, thiết bị công nghiệp; thiết bị điện tử viễn thông, điều khiển từ xa; thiết bị vi mạch tích hợp, chip điện tử, vật liệu mới, công nghiệp và kỹ thuật hóa học, và dược phẩm và hóa mỹ phẩm và sản phẩm quang học; di chuyển thành công các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất cũ và lạc hậu ở phía Nam lên phía Bắc và ưu tiên đổi mới, hình thành mô hình các khu công nghiệp - đô thị khoa học công nghệ theo định hướng nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ lõi, sản phẩm chủ lực gắn liền với phát triển tài sản trí tuệ; tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ bằng các cơ chế đột phá về phương pháp thu hút nhà đầu tư, thể chế chính sách ưu đãi và hạ tầng hỗ trợ.

Mặt khác, để phát triển hệ sinh thái Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện tại, cần dựa trên lợi thế kết nối gần và có hiệu quả cần tiếp tục duy trì với cấu trúc không gian vùng ngày càng mở rộng. Chiều hướng này sẽ thúc đẩy quá trình dịch vụ hóa, thương mại hóa các không gian cũ, phù hợp với vận tải công cộng, tạo thuận lợi cho cư dân di chuyển. Trong đó, tăng cường kết nối nội tỉnh và liên vùng như: ưu tiên huy động nguồn lực xây dựng hệ thống tàu điện kết nối Thành phố mới Bình Dương với tuyến Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên của TP. Hồ Chí Minh; liên kết mạng lưới đường đô thị qua các khu công nghiệp… Ngoài ra, duy trì lợi thế công nghiệp thông qua phát triển hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Vườn ươm doanh nghiệp, Fablabs, Techlabs; công viên khoa học công nghệ; xây dựng chương trình thu hút doanh nghiệp công nghệ, các dự án khởi nghiệp trong nước và quốc tế; mở không gian Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giao tiếp với đô thị Dĩ An, hình thành đô thị đại học…

Đặc biệt, để phát triển Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện đại, Bình Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ cấp vùng, trong đó, tập trung phát triển các ngành dịch vụ logistic, dịch vụ thương mại và dịch vụ khoa học - công nghệ. Cụ thể: Trở thành Trung tâm dịch vụ Logistics lớn của toàn vùng Đông Nam Bộ, liên kết trực diện ra quốc tế; xây dựng trung tâm thương mại với mục đích, trở thành nơi giao thương các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và công nghiệp xây dựng cho Bình Dương và các đô thị lân cận trong vùng; phát triển các dịch vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học - công nghệ; phát triển công nghiệp mũi nhọn, hiện đại, thông minh: Định hướng công nghiệp tự động hóa và tự hành; Đầu tư làm chủ công nghệ; lựa chọn nhóm ngành mũi nhọn để phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng…

Hiện tỉnh Bình Dương đang khẩn trương hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi thực hiện các quy trình thủ tục tiếp theo để tháng 6/2024 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Trong năm 2024, tỉnh Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI (tăng 37%) và khoảng 138.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng gấp 21 lần vốn đăng ký so cùng kỳ.
Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2024 đạt 23.730 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Tính đến hết năm 2024, các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận thu hút được 89 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó 63 dự án trong nước, 26 dự án đầu tư nước ngoài.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường CPTPP

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường CPTPP

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định CPTPP, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường này.
Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại của tỉnh Quảng Bình năm 2025, trong đó tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, năm 2024, công nghiệp, thương mại trên địa bàn ổn định, giữ nhịp tăng trưởng tạo đà bứt phá trong năm 2025.
Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Về tin nhân sự địa phương tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản…
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Mobile VerionPhiên bản di động