Thứ hai 25/11/2024 20:46

Lộ tin Ấn Độ xem xét hạn chế các hoạt động xuất khẩu gạo

Các nguồn tin cho biết Ấn Độ đang xem xét thêm việc hạn chế các hoạt động xuất khẩu gạo. Cụ thể là áp thuế với các lô gạo đồ xuất khẩu.

Theo nguồn tin từ Bloomberg, Ấn Độ đang xem xét thêm việc hạn chế các hoạt động xuất khẩu gạo và thông tin này đặc biệt gây chú ý cho giới quan sát thị trường khi mà trước đó, Bloomberg cũng là nơi đầu tiên truyền đi tin về việc Ấn Độ có kế hoạch cấm xuất khẩu gạo. Sau đó, lệnh cấm chính thức được công bố vào ngày 20/7.

Giá gạo toàn cầu đã tăng mạnh sau lệnh cấm xuất khẩu từ Ấn Độ

Theo Bloomberg, việc áp thuế xuất khẩu đối với gạo đồ mới trong giai đoạn xem xét, chưa có quyết định nào được đưa ra. Nếu thông tin này thành hiện thực, sẽ tiếp tục khiến nguồn cung gạo toàn cầu bị siết chặt.

Trước đó, vào ngày 20/7 Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo đã đẩy giá gạo toàn cầu tăng lên mức kỷ lục kể từ năm 2008 bởi quốc gia này là nguồn cung gạo hàng đầu thế giới với 40% thị phần, tiếp theo là Thái Lan và Việt Nam.

Với lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu trên toàn cầu đã liên tục tăng mạnh, cho tới tuần trước giá gạo xuất khẩu được điều chỉnh giảm nhẹ nhưng đến đầu tuần này đã tăng trở lại.

Cụ thể, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hôm qua (21/8) giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 10 USD/tấn so với cuối tuần trước.

Theo đó giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 638 USD/tấn. Với mức tăng như hiện nay, giá gạo Việt Nam tiếp tục đứng đầu thế giới khi cao hơn Thái Lan 10 USD/ tấn (gạo cùng loại của Thái Lan hiện ở mức 628 USD/tấn) và hơn gạo của Pakistan 50 USD/tấn (gạo nước này đang chào bán 588 USD/tấn).

Lý giải việc giá gạo bật tăng trở lại sau phiên điều chỉnh giảm mạnh tuần trước các chuyên gia cho rằng, do Việt Nam đang cuối vụ thu hoạch lúa Hè thu, sản lượng không có nhiều.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV, dự báo Ấn Độ sẽ tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Trong khi đó, nhu cầu thu mua, dự trữ lương thực của các quốc gia vẫn tiếp tục, từ đó tác động và khiến thị trường gạo toàn cầu tiếp tục có những biến động.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024