Thứ hai 25/11/2024 17:33

Lo ngại khô hạn tại Tây Nguyên đẩy giá cà phê Robusta tăng mạnh

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Thị trường quốc tế lo ngại tình trạng khô hạn tại vùng Tây Nguyên sẽ khiến sản lượng Robusta từ Việt Nam suy giảm.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2024 tăng 149 USD/tấn, ở mức 3.812 USD/tấn, giao tháng 7/2024 tăng 147 USD/tấn, ở mức 3.727 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2024 tăng 5,85 cent/lb, ở mức 203,6 cent/lb, giao tháng 7/2024 tăng 5,7 cent/lb, ở mức 202,8 cent/lb.

Tâm lý lo ngại rủi ro thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam khi vùng Tây Nguyên đối mặt khô hạn nghiêm trọng đã đẩy giá cà phê Robusta trên thế giới tăng vọt; đồng thời, tác động lan tỏa đến giá cà phê Arabica.

Nguyên nhân khiến giá trên cả hai thị trường tăng sốc do các chuyên gia chỉ ra là, do số lượng người bán rất ít so với người mua trên sàn, cả các quỹ và đầu cơ. Bên cạnh đó còn do lo ngại những cơn mưa lớn gần đây ở các vùng trồng của Brazil, có thể đã gây thiệt hại cho cây cà phê. Trong bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam đang khan hiếm càng khiến cho giá cà phê đang nằm trong giai đoạn rất dễ có những biến động khó lường, vượt ra ngoài mọi dự đoán của giới trong ngành.

Cà phê Robusta tăng tới hơn 300 USD/tấn, trong nước thêm hơn 4.000 đồng/kg

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cao có lợi cho người trồng nhưng khi cao quá so với sức mua thì lại gây bất lợi cho cà phê Việt Nam. Đồng thời dự báo ít nhất từ đây đến tháng 5, giá cà phê vẫn chưa hạ xuống do lượng hàng từ Brazil và Indonesia chưa thể bù đắp.

Tuy nhiên, khi giá cà phê Việt Nam tăng cao thì một số nhà chế biến cà phê đã chuyển sang nhập cà phê nguyên liệu ở Brazil và Ấn Độ, bởi giá cà phê các nước này thấp hơn ở Việt Nam.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VICOFA, khi khách hàng các nước đã quen với hương vị cà phê Robusta của Việt Nam thì việc thay thế sang nguồn hàng khác không phải dễ. Tuy nhiên, nếu giá cà phê duy trì mức cao trong thời gian dài, khách hàng buộc phải thay thế nguồn cung từ Brazil hay Indonesia.

Giá cao có lợi cho người trồng nhưng khi cao quá so với sức mua thì lại gây bất lợi cho cà phê Việt Nam. Hiện một số nhà chế biến cà phê đã chuyển sang nhập cà phê nguyên liệu ở Brazil và Ấn Độ, bởi giá cà phê các nước này thấp hơn ở Việt Nam.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho hay, giá cà phê tăng vọt do số lượng người bán rất ít so với người mua trên sàn, cả các quỹ và đầu cơ. Bên cạnh đó còn do lo ngại những cơn mưa lớn gần đây ở các vùng trồng của Brazil, có thể đã gây thiệt hại cho cây cà phê.

Diễn biến thị trường 2 ngày qua khiến cho rất nhiều người ngỡ ngàng. Cà phê Robusta tăng tới hơn 300 USD/tấn, trong nước thêm hơn 4.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam đang khan hiếm càng khiến cho giá cà phê đang nằm trong giai đoạn rất dễ có những biến động khó lường, vượt ra ngoài những kinh nghiệm đã thấy trên thị trường này.

Trong khi nhiều nông dân tiếc nuối vì không còn hàng để bán. Các doanh nghiệp nội địa chuyên chế biến, xuất khẩu không kịp ''trở tay''. Nhiều doanh nghiệp buộc phải mua hàng vào khi giá đang trên đỉnh để thực hiện các hợp đồng đã ký từ trước.

Viện Cà phê Quốc gia Costa Rica (gọi tắt là ICAFE) đã báo cáo rằng xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 3 thấp hơn 29,35% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 94.379 bao. Như vậy lượng xuất của Costa Rica vụ 2023/2024 tính đến thời điểm hiện tại thấp hơn 14,05% so với cùng kỳ năm trước.

ICAFE đã ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/2024 sẽ đạt tổng cộng 1,30 triệu bao hoặc thấp hơn 13% so với niên vụ cà phê trước đó, điều này chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi.

Trong năm qua, dự trữ cà phê toàn cầu đã giảm đáng kể. Những lý do được cho là bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự tăng trưởng giá cà phê theo thời gian, chi phí vốn cho hàng tồn kho được giữ lại ở các thị trường cà phê trưởng thành khi lãi suất dương được giữ vững, cùng một giai đoạn thụt lùi kéo dài do nhu cầu, nhằm lúc các nhà rang xay đẩy mạnh việc rút hàng ra từ kho dự trữ của những nước tiêu dùng.

Việc phân bổ và nhu cầu cà phê Robusta trên thị trường quốc tế ngày càng tăng, và hai năm sản lượng liên tục thấp hơn so với ước tính là khoảng 2 triệu bao, sự thiếu hụt tiềm năng đến từ nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu, Việt Nam.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính