Thứ bảy 23/11/2024 20:44

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Lễ hội Pồôn Pôông, nét văn hóa đặc sắc là "hồn cốt" không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Pồôn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy, với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông là loại diễn xướng nghi lễ

Nghệ nhân nhân dân Phạm Thị Tắng, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong tiếng Mường, “Pồôn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, bông hoa; “Pồôn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Lễ hội Pồôn Pôông là loại diễn xướng nghi lễ, vừa mang tính nghi lễ cầu phúc, cầu an vừa mang tính chất giao duyên nam, nữ.

Phần diễn trò, diễn xướng đều xoay quanh cây bông

Đồng bào dân tộc Mường gọi các nhân vật chính trong lễ hội Pôồn Pôông là các Ậu máy - người chủ lễ, người tổ chức, chủ trì cuộc Pôồn Pôông. Lễ hội Pôồn Pôông gồm phần lễ và phần diễn trò, các trò diễn xướng đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại toàn bộ các phong tục tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hoá tinh thần của đồng bào Mường.

Lễ hội Pồôn Pôông không thể thiếu cây bông
Đồng bào khéo léo làm ra những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu

Cây bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người trần gian. Cây bông được đẽo bằng thân tre, trên cây được treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa được làm từ gỗ của cây Chạng bạng nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng cùng các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất... (tùy theo tài năng, thâm niên của Ậu máy mà cây bông có thể có 5 - 7 - 9 hoặc cao nhất là 12 tầng cũng vì thế mà chiều cao của cây bông cũng khác nhau). Để làm được cây bông cần có những người thật sự khéo tay của bản Mường, làm mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải công phu.

Đồng bào tập trung để làm lễ hội Pồôn Pôông
Nghi lễ trong lễ hội Pồôn Pôông
Chủ lễ cầu xin cho dân làng mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Trong lễ hội Pồôn Pôông, Ậu máy có vai trò như một người thầy cúng, là người dùng văn vần kể lại giai thoại sinh ra trời đất, thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, người người hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi...

Sau phần lễ Pồôn Pôông là phần hội. Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người Mường. Các nhân vật tham gia lễ hội mặc trang phục dân tộc Mường, trên vai vắt một dải khăn để điệu nhảy thêm uyển chuyển. Họ múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, sản xuất vui chơi hàng ngày như chia đất, chia nước, dựng nhà, đuổi thú dữ, trồng trọt, làm cơm mời Mường..., sau đó mọi người tiếp tục nhảy múa quanh cây bông, họ cất lên những khúc hát giao duyên, lời ca hẹn ước trong tiếng cồng chiêng nhịp nhàng vang lên rộn rã khắp bản làng.

Đồng bào mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, sản xuất

Trước đây, lễ hội Pồôn Pôông thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, đó là mùa hoa bông trăng nở (một loài hoa có nhiều ở Ngọc Lặc). Lễ hội cuốn hút người xem ở sự khéo léo của người làm ra cây bông với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình những muông thú, nông cụ sản xuất...

Tiếng trống, tiếng chiêng của lễ hội vang lên gọi mời du khách gần xa, gọi người làng trên, bản dưới về vui ngày hội, gọi trai tài gái đảm nên đôi, gọi người con đất Mường xa xứ một lòng nhớ về nguồn cội.

Ngày nay, dù rất nhiều loại hình văn hóa đang len lỏi vào đời sống văn hóa của đồng bào nhưng Pồôn Pôông không chỉ được tổ chức rộng rãi trong các lễ hội của người Mường mà còn được tổ chức trong các dịp lễ, Tết của đất nước như Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên đán...

Lễ hội và các trò diễn Pồôn Pôông ngày càng có sức sống mãnh liệt, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Mường trên mảnh đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội Pồôn Pôông

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng