Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Lễ hội Pồôn Pôông, nét văn hóa đặc sắc là "hồn cốt" không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Độc đáo tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường Lễ hội Mường Khô – nét văn hóa đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh

Lễ hội Pồôn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy, với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông là loại diễn xướng nghi lễ

Nghệ nhân nhân dân Phạm Thị Tắng, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong tiếng Mường, “Pồôn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, bông hoa; “Pồôn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Lễ hội Pồôn Pôông là loại diễn xướng nghi lễ, vừa mang tính nghi lễ cầu phúc, cầu an vừa mang tính chất giao duyên nam, nữ.

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Phần diễn trò, diễn xướng đều xoay quanh cây bông

Đồng bào dân tộc Mường gọi các nhân vật chính trong lễ hội Pôồn Pôông là các Ậu máy - người chủ lễ, người tổ chức, chủ trì cuộc Pôồn Pôông. Lễ hội Pôồn Pôông gồm phần lễ và phần diễn trò, các trò diễn xướng đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại toàn bộ các phong tục tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hoá tinh thần của đồng bào Mường.

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông không thể thiếu cây bông
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Đồng bào khéo léo làm ra những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu

Cây bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người trần gian. Cây bông được đẽo bằng thân tre, trên cây được treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa được làm từ gỗ của cây Chạng bạng nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng cùng các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất... (tùy theo tài năng, thâm niên của Ậu máy mà cây bông có thể có 5 - 7 - 9 hoặc cao nhất là 12 tầng cũng vì thế mà chiều cao của cây bông cũng khác nhau). Để làm được cây bông cần có những người thật sự khéo tay của bản Mường, làm mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải công phu.

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Đồng bào tập trung để làm lễ hội Pồôn Pôông
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Nghi lễ trong lễ hội Pồôn Pôông
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Chủ lễ cầu xin cho dân làng mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Trong lễ hội Pồôn Pôông, Ậu máy có vai trò như một người thầy cúng, là người dùng văn vần kể lại giai thoại sinh ra trời đất, thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, người người hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi...

Sau phần lễ Pồôn Pôông là phần hội. Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người Mường. Các nhân vật tham gia lễ hội mặc trang phục dân tộc Mường, trên vai vắt một dải khăn để điệu nhảy thêm uyển chuyển. Họ múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, sản xuất vui chơi hàng ngày như chia đất, chia nước, dựng nhà, đuổi thú dữ, trồng trọt, làm cơm mời Mường..., sau đó mọi người tiếp tục nhảy múa quanh cây bông, họ cất lên những khúc hát giao duyên, lời ca hẹn ước trong tiếng cồng chiêng nhịp nhàng vang lên rộn rã khắp bản làng.

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường
Đồng bào mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, sản xuất

Trước đây, lễ hội Pồôn Pôông thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, đó là mùa hoa bông trăng nở (một loài hoa có nhiều ở Ngọc Lặc). Lễ hội cuốn hút người xem ở sự khéo léo của người làm ra cây bông với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình những muông thú, nông cụ sản xuất...

Tiếng trống, tiếng chiêng của lễ hội vang lên gọi mời du khách gần xa, gọi người làng trên, bản dưới về vui ngày hội, gọi trai tài gái đảm nên đôi, gọi người con đất Mường xa xứ một lòng nhớ về nguồn cội.

Ngày nay, dù rất nhiều loại hình văn hóa đang len lỏi vào đời sống văn hóa của đồng bào nhưng Pồôn Pôông không chỉ được tổ chức rộng rãi trong các lễ hội của người Mường mà còn được tổ chức trong các dịp lễ, Tết của đất nước như Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên đán...

Lễ hội và các trò diễn Pồôn Pôông ngày càng có sức sống mãnh liệt, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Mường trên mảnh đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội Pồôn Pôông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều suất quà ý nghĩa đã được Đoàn Thanh niên NSMO, Chi đoàn Vụ Pháp chế, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương, Bitexco trao tận tay người dân huyện Bá Thước.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm được Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.
Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai đã phát huy vốn văn hóa bản địa, xây dựng nơi mình sống thành điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống.

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Mobile VerionPhiên bản di động