Thứ ba 29/04/2025 05:23

Lạng Sơn: Thông quan trở lại cặp cửa khẩu Nà Nưa (Việt Nam) – Nà Hoa (Trung Quốc)

Ngày 14/12, hoạt động thông quan hàng hóa chính thức được mở trở lại qua Cửa khẩu Nà Nưa (Lạng Sơn, Việt Nam) – Nà Hoa (Quảng Tây, Trung Quốc).

Trước đó, cặp cửa khẩu này tạm dừng hoạt động thông quan gần 4 năm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cửa khẩu Nà Nưa (Ảnh: Báo Hải quan điện tử)

Với sự chứng kiến của lãnh đạo UBND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và chính quyền huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc và các sở, ngành liên quan, lực lượng chức năng của hai bên, Lễ khôi phục thông quan hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Nà Nưa (Việt Nam) – Nà Hoa (Trung Quốc) được tổ chức tại mốc 972.

Việc hai bên tiến hành các thủ tục khôi phục lại hoạt động thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu Nà Nưa – Nà Hoa sẽ giúp cho hoạt động thương mại giữa hai bên tiếp tục được thúc đẩy, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương, hai vùng, hai đất nước. Đồng thời, việc khôi phục lại hoạt động thông quan qua cặp cửa khẩu biên giới này còn tạo điều kiện cho nhân dân khu vực biên giới hai bên có thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Trước khi phải tạm dừng hoạt động thông quan hàng hóa do dịch COVID-19, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm qua cặp cửa khẩu Nà Hoa – Nà Nưa đạt khoảng 270 nghìn tấn. Đây là một trong những cặp cửa khẩu quan trọng đối với việc qua lại của nhân dân và sự hợp tác kinh tế, thương mại hai nước. Tuy nhiên, do chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, cặp chợ này đã tạm dừng thông quan vào tháng 1/2020 cho đến nay.

Ngay sau lễ thông quan, 10 xe tải phía Trung Quốc đã làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam để nhận hàng long nhãn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tính đến giữa tháng 12/2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có 6 cửa khẩu diễn ra hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Đó là: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu song phương Chi Ma, cửa khẩu Na Hình, cửa khẩu ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng và cửa khẩu Cốc Nam. Trong đó, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu song phương Chi Ma và cửa khẩu Nà Nưa thực hiện giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho người dân qua lại.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: phát triển kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân