An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới

Có đường biên giới dài gần 100 km, tỉnh An Giang đang đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển thương mại biên giới: Sẵn sàng tạo đột phá Gia Lai: Tăng cường hợp tác để phát triển thương mại biên giới

An Giang có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài gần 100 km; là vùng đất đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu – hai nhánh lớn của sông Cửu Long. Tất cả đã tạo nên dòng chảy liền mạch, giúp nơi đây trở thành cửa ngõ giao thương biên giới thuận tiện cả đường thủy, đường bộ từ Campuchia tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh.

Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, kết hợp với đường biên giới dài tiếp giáp tỉnh Kandal và Takeo của Vương quốc Campuchia, An Giang mang nhiều lợi thế để phát triển các khu kinh tế cửa khẩu cùng các chuỗi hoạt động sản xuất, xuất khẩu, dịch vụ logistics.

An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới
Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: T.H

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 2 cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông. Đây là lợi thế của tỉnh trong phát triển thương mại biên giới.

Thời gian qua, việc xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại ở An Giang có những bước phát triển đáng kể, đưa nơi đây trở thành điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn và khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Số liệu thống kê giai đoạn 2019 - 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng bình quân đạt 5,5%/năm. Riêng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 2,7 tỷ USD (tăng 7,6% so cùng kỳ 2022).

Nửa đầu năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp tục sôi động. Để thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới, Cục Hải quan An Giang đã chỉ đạo các chi cục hải quan tích cực hỗ trợ, kịp thời giải đáp, hướng dẫn cho doanh nghiệp khi có yêu cầu; thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận lợi, không để phát sinh ùn ứ, ách tắc tại cửa khẩu; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

Với nhiều giải pháp tạo thuận lợi, đã thu hút số lượng lớn doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu. Tổng số doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục tại các chi cục hải quan cửa khẩu trực thuộc Cục trong 6 tháng đầu năm 2024 đã nhích tăng khoảng 3%, với 444 doanh nghiệp.

Riêng ngành Công Thương cùng các ngành liên quan cũng đã có những đóng góp quan trọng cho hoạt động phát triển hệ thống logistics, thương mại biên giới của tỉnh. Thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục bám sát Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030… để triển khai thực hiện công việc cụ thể liên quan đến hoạt động logistics, tập trung phát triển logistics số (e-logistics).

Đồng thời, tiếp tục kêu gọi xúc tiến đầu tư; thường xuyên rà soát danh mục dự án, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, cơ chế chính sách của tỉnh; hỗ trợ, tư vấn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; tuyên truyền, cung cấp thông tin, cơ sở pháp lý liên quan việc thực hiện logistics trong môi trường đầu tư, kinh doanh...

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng: Giao thông, thương mại, cụm công nghiệp, thông tin liên lạc... Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo nền tảng, tiền đề khai thông tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian tới, An Giang tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư đã thực hiện đầu tư hạ tầng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh; tăng cường kêu gọi, đón nhiều nhà đầu tư mới phát triển các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... Từ đó, góp phần phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: phát triển kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Khai trương Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn

Khai trương Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn

Ngày 11/12, tại Lạng Sơn, Công viên Logistics Viettel do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đầu tư đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Với công nghệ hiện đại hàng đầu trong ngành logistics, chi phí dịch vụ cho hàng hóa tại Công viên Logistics Viettel sẽ rất cạnh tranh, giúp giảm đến 30-40%.
Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Sáng 19/11, tại Sơn La, đã diễn ra lễ công bố khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (mốc giới 255), tỉnh Sơn La và Pa Háng, tỉnh Huaphanh, Lào.
Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Theo đó, cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Sơn La, Việt Nam) – Pa Háng (Hủa Phăn, Lào) sẽ chính thức được khai trương vào ngày 19/11 tới đây.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Đến thời điểm hiện tại, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăng thương mại hai chiều Việt Nam – Lào.
Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Nhờ hoạt động giao thương qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc 9 tháng qua đã tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Chính thức thông quan hàng hóa Việt - Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)

Chính thức thông quan hàng hóa Việt - Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)

Cửa khẩu Thanh Thủy (thuộc huyện Thanh Chương) được nâng cấp lên cửa khẩu chính, được trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

9 tháng 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Vùng biên Bình Liêu: Đầu tư hạ tầng thương mại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

Vùng biên Bình Liêu: Đầu tư hạ tầng thương mại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

Đầu tư, cải thiện hạ tầng thương mại, huyện Bình Liêu kỳ vọng sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế, phát huy vai trò động lực của Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô.
Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Việc nâng cấp các cửa khẩu biên giới được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của Sơn La sớm vượt qua con số khiêm tốn hiện nay.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Phát triển hạ tầng và thương mại biên giới đã góp phần duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào.
Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc từ đầu năm đến nay pnhộn nhịp, mặc dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của đợt bão lũ lịch sử vừa qua.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng khu vực này.
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa đạt gần 46 triệu USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa đạt gần 46 triệu USD

Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa đạt hơn 45,9 triệu USD tăng 0,17% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu của tất cả các loại hình qua địa bàn tỉnh đạt 46.362,2 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu

Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu

Đến hết ngày 30/9, đã có 1.312.760 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn thành phố Móng Cái, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 27/9 sẽ diễn ra Hội thảo kết nối vùng qua cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc (Lào)

Ngày 27/9 sẽ diễn ra Hội thảo kết nối vùng qua cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc (Lào)

Hội thảo quốc tế kết nối vùng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây qua cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc, sẽ diễn ra sáng 27/9, tại Quảng Nam.
Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

Tỉnh Lạng Sơn đang chú trọng đầu tư xây mới, cải tạo cơ sở hạ tầng các chợ miền núi, biên giới nhằm đẩy mạnh giao thương, nâng cao đời sống, thu nhập người dân.
‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn về triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh chiều 22/9.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 2.778 triệu USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 2.778 triệu USD

Theo Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, từ ngày 1/1 đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 2.778,34 triệu USD tăng 24% so với cùng kỳ 2023.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động