Thứ hai 25/11/2024 02:14

Lai Châu: Gìn giữ “lộc trời” nơi núi rừng biên cương

Phong Thổ (Lai Châu) là một trong những vùng chè cổ thụ của cả nước với những gốc chè quý giá lên đến 900 năm tuổi.

Lộc trời trên đỉnh núi

Cách thành phố Lai Châu 80km, xã vùng cao Mồ Sì San thuộc huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu có 4 bản với 2.459 nhân khẩu sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao. Ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển đã giúp Mồ Sì San sở hữu những cây chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.

Những cây chè cổ thụ tại huyện Phong Thổ (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)

Và đây cũng là vùng duy nhất có được số lượng cây chè cổ tập trung lớn nhất tỉnh Lai Châu, khoảng 1.700 cây. Gốc chè bé nhất có đường kính khoảng 30cm, còn những gốc lớn 2 người ôm không xuể.

Cũng ở khu vực này, đoàn khảo sát của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng với những chuyên gia người Nhật Bản đã từng khoan lõi để xác định tuổi của những cây chè cổ. Trong số đó, có những cây chè cổ có tuổi đời lên tới 900 năm.

Khu vực chè cổ nằm ở trải dài, bám theo đỉnh núi Phàn Liên San cách trung tâm xã Mồ Sì San khoảng 15km. Với đặc thù điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã làm cho chè cổ thụ ở đây có những hương vị đặc trưng riêng.

Ở Mồ Sì San, mỗi năm người dân bản địa chỉ thu hoạch chè một lần duy nhất từ cuối tháng 2 đến tháng 4. Đây là thời điểm chè cổ thụ cho chất lượng ngon nhất. Mặt khác, cũng do mây mù bao phủ quanh năm, ở nền nhiệt thấp cùng với độ cao lớn nên những cây chè cổ chỉ có thể cho búp vào đúng thời điểm kể trên.

Chè Shan tuyết là loại chè quý giá của núi rừng

Những cây chè Shan tuyết mọc hoang dã ở độ cao từ 2000-2500m so với mực nước biển. Trên dãy Hoàng Liên Sơn, vẫn còn những cây chè cổ thụ cao từ 20-30m, gốc cây to đến 2 người ôm. Đây là những báu vật của đồng bào người Dao ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Búp chè Shan tuyết luôn có một lớp lông mịn và dầy, khi sao khô chuyển sang màu trắng như có lớp tuyết phủ. Trước đây, bà con thường chặt hoặc bẻ cả cành to về lấy búp khiến sản lượng chè không nhiều mà còn có hại cho cây. Nay bà con đang học cách hái chè và học cả cách bảo tồn những cây chè cổ thụ.

Mồ Sì San là một trong những vùng chè cổ thụ quý giá của huyện Phong Thổ - một huyện biên giới thuộc tỉnh Lai Châu. Đây là một trong những vùng đất có tài nguyên chè cổ thụ quý dưới tán rừng nguyên sinh do thiên nhiên ban tặng. Vì vậy, huyện Phong Thổ tiếp tục khuyến khích người dân địa phương khai thác tiềm năng và cải thiện chất lượng, sản lượng sản phẩm trà cổ thụ nhằm nâng cao thu nhập, tạo dựng thương hiệu trà cổ thụ vùng biên.

Theo đó, toàn huyện có khoảng 8.000 cây chè cổ thụ, tập trung ở các xã Mồ Sì San, Sì Lở Lầu, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Sin Suối Hồ và Hoang Thèn. Đây là địa phương có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh.

Xây dựng thương hiệu cho cây chè quý

Kể từ năm 2015, thương hiệu chè cổ thụ Phong Thổ đã bắt đầu được thị trường biết đến. Tuy nhiên, lúc đó người dân mới chỉ biết hái và sao thủ đông. Đến năm 2019 mới bắt đầu tạo dựng thương hiệu khi được công ty thu mua và chế biến bằng máy móc, công nghệ hiện đại. Đến nay, thương hiệu chè cổ này đã mang đến giá trị kinh tế cao, nổi tiếng trên thị trường.

Các sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Hiện nay, Phong Thổ có 4 sản phẩm là bạch trà, hồng trà, hoàng trà và trà xanh. Trong đó có 3 sản phẩm trà cổ thụ gồm: Hồng trà Shan Mồ Sì San, Hoàng trà Shan Mồ Sì San và Trà xanh Shan Mồ Sì San của HTX Biên Cương được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao (Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”) của tỉnh Lai Châu năm 2020. Giá bán các loại trà dao động từ 2-3 triệu đồng/kg trà khô.

Từ khi có sản phẩm OCOP trà ở xã Mồ Sì San, UBND xã đã triển khai họp bàn để tuyên truyền cho bà con vừa bảo vệ, thu hái vừa phải chăm sóc. Đồng thời, hiện nay nhiều bà con trên địa bàn không đi làm ăn xa, đến mùa lên rừng thu hái chè bán cho HTX Biên Cương để chế biến thành sản phẩm. Một số hộ có người đi thu hái mỗi ngày cũng thu nhập được từ 200.000 – 300.000 đồng trở lên.

Để khai thác hiệu quả diện tích chè cổ thụ, giúp người dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ngoài HTX Biên Cương, hiện Phong Thổ đã có thêm nhiều HTX do bà con các dân tộc làm xã viên. Các HTX đều tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm trà nức tiếng như: Trà xanh, Trà đỏ, Trà hồng... Mục tiêu đến năm 2024, huyện sẽ có từ 6 - 10 sản phẩm trà cổ thụ đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh.

Để nâng cao chất lượng trà cổ thụ, Phòng sẽ tiếp tục tham mưu cho huyện triển khai đề án bảo tồn và phát triển chè cổ thụ trên địa bàn. Trong đó, tập trung trồng mới diện tích chè theo kế hoạch, bảo tồn các diện tích chè hiện có.

Đến thời điểm hiện tại, huyện đã trồng mới được 25ha giống cây chè cổ thụ trên địa bàn xã Hoang Thèn và tiếp tục bảo tồn 8.000 cây chè cổ thụ.

Bên cạnh đó, huyện chủ trương đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, đưa sản phẩm trà cổ thụ của Lai Châu tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị trong nước và giới thiệu trên sàn thương mại điện tử. Từ đó, khuyến khích các hợp tác xã mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện các tiêu chuẩn VietGap, ISO, để tạo ra thương hiệu bền vững.

Nổi tiếng là một trong những sản vật của dãy Hoàng Liên Sơn, thương hiệu chè của huyện Phong Thổ dù đang bắt đầu được xây dựng nhưng hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ rừng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng