Thứ năm 05/12/2024 09:31

Kon Tum hướng tới hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tỉnh Kon Tum hướng tới hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô 6.939ha trồng hoa, rau củ quả, cây ăn quả, cà phê và dược liệu.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết, dự kiến tỉnh Kon Tum sẽ hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổng quy mô 6.939 ha với các sản phẩm sản xuất chính gồm hoa, rau củ quả, cây ăn quả, cà phê và dược liệu.

Tỉnh Kon Tum định hướng hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cụ thể, 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rau, củ, quả tại huyện Kon Plông (rộng 190 ha) và thành phố Kon Tum (rộng 50 ha); 1 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoa các loại tại huyện Kon Plông (rộng 52ha); 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cây ăn quả tại TP. Kon Tum, huyện Đăk Tô, huyện Đăk Hà (3 địa phương đều rộng 300 ha) và huyện Ia H’Drai (rộng 100 ha); 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cà phê tại TP. Kon Tum (rộng 300 ha), huyện Đăk Glei (rộng 358 ha), huyện Đăk Tô (rộng 300 ha), huyện Đăk Hà (rộng 1.939 ha); 1 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao dược liệu tại huyện Tu Mơ Rông (rộng 2.800 ha).

Hiện tại, tỉnh Kon Tum đang có 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Đăk Hà và thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông với tổng diện tích gần 8.000 ha; đối tượng sản xuất chủ yếu là rau, củ, quả, cà phê, cây ăn quả.

Tỉnh Kon Tum có gần 300.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 31% tổng diện tích tự nhiên. Đặc biệt, tỉnh Kon Tum có 2 tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn với đa dạng điều kiện tự nhiên rất thích hợp phát triển nông nghiệp.

Trong đó, khu vực Tây Trường Sơn giàu tiềm năng để phát triển cây nông nghiệp có giá trị cao như cao su, cà phê, cây ăn quả; khu vực Đông Trường Sơn với điều kiện đặc trưng riêng có thích hợp phát triển các loài dược liệu quý và đặc hữu như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, lan kim tuyến…

Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25-11-2021 "về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2025 hình thành 06 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 hình thành 08 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Duy Nguyễn - Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng