Khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ, khai giảng đúng hẹn

T.H

T.H

Cơn bão số 1, số 2, số 3 liên tiếp đổ vào các tỉnh phía Bắc đã để lại những hậu quả nặng nề. Trong đó, ngành giáo dục của các tỉnh vùng cao chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vậy nhưng, vượt qua những khắc nghiệt của thiên tai, những thiếu thốn về cơ sở vật chất, thầy và trò ở các địa phương đang nỗ lực để khai giảng đúng hẹn.
Khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ, khai giảng đúng hẹn
Thầy và trò Trường THCS Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, Lào Cai) dọn dẹp sân trường đón năm học mới

Lào Cai: Tích cực khắc phục hậu quả sau lũ

Theo thống kê, tỉnh Lào Cai có hơn 80 điểm trường bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét xảy ra vào ngày 5/8, trong đó có 2 điểm trường bị xóa sổ hoàn toàn. Xã Phìn Ngang, Kim Quang, Cốc San (huyện Bát Xát) nằm trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và cơ sở vật chất. Tại trường Tiểu học Cốc San số 2, sau khi lũ rút, chỉ còn lại mấy chiếc bàn ghế bị dập gẫy, sách vở ngập trong bùn. Tại Trường tiểu học Quang Kim số 1, khi lũ ập đến, sân trường bị bùn đất ngập dày đến 0,5m, nước ngập cao 1m, bùn nước làm đổ 200m tường rào, lún gãy 432m2 nền nhà lớp học, hệ thống tăng âm loa đài và máy photocopy bị hỏng... Đến nay, việc dọn dẹp bùn đất tại 2 điểm trường này cơ bản đã xong, nhưng toàn bộ phòng thư viện với khối lượng lớn sách vở chuẩn bị cho học sinh trong năm học mới của trường bị hỏng hoàn toàn.

Với hai điểm trường bị xóa sổ hoàn toàn ở thôn Sủng Hoảng và Sùng Bang (xã Phìn Ngang), hiện, toàn bộ học sinh tiểu học và mầm non của hai thôn đã được chuyển về tập kết ở điểm trường chính của xã Phìn Ngan, sinh hoạt tại khu bán trú của Trường tiểu học Phìn Ngan.

Trước những hậu quả nặng nề do bão lũ để lại, bà Đỗ Mai Thông - Phó phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bát Xát cho biết: "Phòng GD&ĐT đã kịp thời chỉ đạo ngay các đơn vị trường học, với tinh thần tương thân tương ái huy động mỗi ngày được 50 - 60 giáo viên ở các trường không bị ảnh hưởng đến giúp đỡ. Đến nay cơ bản đã khắc phục được những thiệt hại ban đầu của cơn bão gây ra”.

Cũng theo bà Thông, phải mất rất nhiều thời gian nữa các trường bị thiệt hại do mưa lũ mới có thể khắc phục được hậu quả do lũ quét để lại. Bởi lẽ có khá nhiều sổ sách như: Học bạ học sinh, hồ sơ phổ cập giáo dục... bị đất vùi lấp không thể khôi phục được. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ có hiệu quả của toàn xã hội, cùng sự nỗ lực khắc phục khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát, bà Thông tin tưởng, việc đưa học sinh đến trường trong ngày khai giảng năm học mới về cơ bản đã sẵn sàng.

Theo ông Nguyễn Anh Ninh – Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai: Việc huy động học sinh ra lớp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong thời gian đầu năm học. Để huy động được tối đa học sinh ra lớp trong thời này, ngành GD&ĐT đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên trong việc vận động học sinh ra lớp, chú ý tới từng học sinh, đặc biệt là những học sinh ở những thôn, bản xa, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách…

Yên Bái: Sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường, lớp

Là địa phương cũng có nhiều huyện bị ảnh hưởng nặng nề do sạt lở đất, nhưng may mắn cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp của Yên Bái không bị thiệt hại nhiều. Ông Phạm Mạnh Tưởng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu cho biết: Có một số đoạn sạt lở nhưng ở xung quanh các trường học, nên về cơ bản, trường lớp ở Trạm Tấu sau khi vệ sinh, vẫn đón các em đến khai giảng và học tập bình thường. Hiện các đoạn đường sạt lở đang được địa phương tích cực khắc phục để tránh những cản trở, nguy hiểm xảy ra khi các em học sinh tới trường.

Khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ, khai giảng đúng hẹn

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ tích cực huy động, kêu gọi các nguồn vốn 135, vốn xã hội hóa và kinh phí kiên cố hóa trường học… đến nay, Yên Bái đã có 587 cơ sở giáo dục, 6.177 phòng học, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt trên 80%. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, tỉnh được đầu tư hoàn thiện với gần 50 trường phổ thông dân tộc bán trú và 50 trường có học sinh bán trú. Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học đảm bảo yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục.

Năm học 2016 - 2017, Yên Bái sẽ triển khai mạnh việc rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp theo Đề án “Rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mần non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020”, từng bước điều chỉnh mạng lưới lớp học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Cụ thể như, với huyện Mù Cang Chải, so với năm học trước, năm học 2016 - 2017, các trường học trên địa bàn huyện đã giảm đi 3 trường (tương đương giảm 95 lớp) và 92 điểm trường lẻ. Với sự thay đổi này, học sinh tại các trường bán trú ở Mù Cang Chải tăng vọt với 2.755 học sinh, chủ yếu là ở cấp tiểu học. Hiện nay, Mù Cang Chải đang gặp tình trạng thừa phòng học ở điểm trường lẻ, thiếu phòng học ở điểm trường chính. Chính vì vậy, chính quyền các xã, thị trấn đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động sức dân ủng hộ kinh phí cải tạo cơ sở, vật chất cho các trường kịp bước vào năm học mới. Đến nay, 69 phòng học ở các điểm trường lẻ đã được chuyển về điểm trường trung tâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bổ sung phòng ở, phòng ăn, công trình vệ sinh giúp cán bộ, giáo viên và học sinh bán trú yên tâm công tác, học tập, rèn luyện.

Lai Châu: Đầu tư xây dựng, sửa chữa trường, lớp

Năm học 2016 - 2017, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học số 2 xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ, Lai Châu) đón 345 học sinh, trong đó gần 150 học sinh ở các bản xa thuộc vùng thượng nguồn sông Nậm Na ở bán trú. Khắc phục tình trạng thiếu lớp học, ngay trong những ngày hè, thầy, cô giáo trong trường đã góp sức xây dựng và sửa chữa 6 phòng tạm sử dụng làm nhà bán trú và phòng học tạm. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa và làm mới các phòng học, tranh thủ lúc rảnh rỗi, các thầy cô lại làm bàn ăn, đóng thêm chạn bát, mắc lại đường nước đảm bảo các em thuận lợi trong sinh hoạt.

Được biết, huyện Phong Thổ có địa bàn rộng, trong đó 13 xã biên giới, giao thông đi lại khó khăn. Sau khi mạng lưới trường, lớp được đầu tư xây dựng, tu sửa đến điểm bản, hàng năm huy động, duy trì tỷ lệ chuyên cần đã đạt khoảng 96% trở lên. Ông Đỗ Văn Hán - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cho biết: Năm học 2016 - 2017, Lai Châu có 434 trường học với trên 140.000 học sinh. Để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới đã có 450 trường học, phòng học, nhà công vụ, nhà bếp, khu vực vệ sinh… được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa. Sở cũng đã chỉ đạo các các đơn vị khắc phục mọi khó khăn, tổ chức cho học sinh tựu trường theo đúng kế hoạch đề ra.

Khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ, khai giảng đúng hẹn
Sẵn sàng cho năm học mới

Sơn La: Sẵn sàng cho năm học mới

So với năm học 2015 - 2016, năm học 2016 - 2017, Trường tiểu học Nậm Ban, xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp (Sơn La) khang trang hơn với 1 nhà hiệu bộ, 1 nhà đa năng được xây mới. Thầy giáo Tòng Văn Nó - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ: Để đón 405 học sinh bước vào năm học mới, nhà trường đã tổ chức tu sửa nhà ở, phòng học; hoàn thành cấp phát văn phòng phẩm, chế độ theo quy định cho giáo viên, học sinh.

Tại trường PTDT bán trú THCS Mường Lèo, từ trong kỳ nghỉ hè, các thầy cô giáo xã đã thay nhau phụ đạo cho những học sinh học lực yếu để các em củng cố kiến thức. Song song với đó, trường đã đầu tư làm nhà ăn để kịp phục vụ 214 học sinh, trong đó hơn một nửa là học sinh bán trú. Cùng với Sốp Cộp, để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ năm học mới, ngành giáo dục ở các huyện thuộc Sơn La đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án và huy động nhân dân đóng góp, xây dựng trường lớp học, nhà bán trú cho học sinh.

Đón năm học mới, Sơn La đã sửa chữa được 1.856 phòng học tạm, phòng ở cho học sinh bán trú, gần 3.200 bộ bàn ghế học sinh, 78 phòng công vụ cho giáo viên, 59 công trình vệ sinh nước sạch; nghiệm thu đưa vào sử dụng 36 phòng học; 17 phòng bộ môn; 91 phòng ở nội trú. Cùng với công tác tập huấn, bồi dưỡng hè, các trường đã huy động giáo viên vệ sinh trường lớp, chỉnh trang khuôn viên trường học, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tạo khí thế bước vào năm học mới.

Bên cạnh việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ năm học mới, một trong những vấn đề được ngành giáo dục Sơn La xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đó là tập trung các biện pháp huy động hầu hết học sinh trong độ tuổi đến trường và thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch năm học.

Được biết, 3 cơn bão liên tiếp vừa qua cũng khiến Sơn La chịu nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, với tinh thần khẩn trương, tích cực khắc phục hậu quả, thầy và trò của Sơn La đang phấn khởi, tự tin chuẩn bị khai giảng năm học mới cùng với hệ thống trường học trên cả nước.

T.H
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động