Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Lạng Sơn thuộc Top địa phương tích cực thực hiện chủ trương cách mạng công nghiệp 4.0 Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lên tiếng về việc mở rộng khu du lịch Mẫu Sơn

Thời gian qua, việc triển khai Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em” nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực.

Sức khoẻ bà mẹ, trẻ em dần được cải thiện

Bây giờ, ở các thôn vùng III (đặc biệt khó khăn) của xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) như: Lân Cà, Lân Hoèn, tỷ lệ đường trục thôn, ngõ xóm phần nhiều đã được cứng hóa, nước sạch cũng được kéo về trước cửa mọi nhà. Trẻ em người dân tộc thiểu số ở đây giờ được chăm sóc, đưa đón đến lớp học bán trú chứ không theo mẹ lên nương, lên rẫy như trước đây nữa.

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao
Cán bộ y tế lấy mẫu máu gót chân cho trẻ sơ sinh

Chị Bàn Thị Minh, ở thôn Lân Cà cho biết, chị em trong độ tuổi sinh đẻ ở đây được phổ biến kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Các mẹ được hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ, tuyên truyền sinh con tại cơ sở y tế, hạn chế thấp nhất số ca đẻ tại nhà. Đồng thời được hỗ trợ y tế trước, trong và sau khi sinh con. Trẻ em dưới 24 tháng tuổi cũng được hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ… “Trẻ mới sinh phải bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng là cho ăn dặm, ăn từ loãng đến đặc. Mẹ chăm sóc cơ thể, hàng ngày vệ sinh sạch sẽ. Phải biết giữ vệ sinh, sức khỏe bà mẹ để chăm sóc con cái cho đảm bảo” - Chị Bàn Thị Minh tự tin nói.

Bà Dương Thị Hà - Trưởng Trạm Y tế xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn - cho biết, địa bàn xã hiện có trên 470 trẻ em. Trước đây, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em chưa được quan tâm, nhất là tại các thôn đặc biệt khó khăn như Lân Cà, Lân Hoèn. Tuy nhiên, qua hoạt động tuyên truyền, truyền thông, tư vấn, nhiều cha mẹ đã quan tâm cải thiện dinh dưỡng cho con trẻ. Tình trạng trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng trên địa bàn xã đã giảm đáng kể. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên địa bàn xã chỉ còn 15,5%, suy dinh dưỡng thể thấp còi là 16,2%.

Có được kết quả trên là sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ngành Y tế trong triển khai thực hiện Dự án “Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em” nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn.

Can thiệp dinh dưỡng từ sớm

Ông Hoàng Xuân Trường - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, cho biết, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới có tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất đông, chiếm gần 84% dân số toàn tỉnh (gồm: Nùng, Tày, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông...). Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn rất nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đặc biệt, người dân còn nhiều hủ tục lạc hậu như sinh con tại nhà, chăm sóc trẻ thiếu khoa học, thiếu trang thiết bị, dụng cụ cho chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh…

Từ thực tiễn đó, thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện nội dung chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, trước mắt là giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025.

Cùng với đó, ngành y tế và các cấp, các ngành liên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ em như thực hiện “Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”; Kế hoạch hành động Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Lạng Sơn”.

Cụ thể, hằng năm, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai can thiệp dinh dưỡng sớm cho trẻ với các hoạt động như: Triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời tại 45/88 xã vùng III của tỉnh; tư vấn dinh dưỡng, cung cấp kiến thức dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi; bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh được uống vitamin A, 2 lần/năm; theo dõi tăng trưởng và phát triển, điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi…

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Kiều Oanh - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết: “Hằng năm, chúng tôi đều tích cực tham mưu triển khai bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh; theo dõi các chỉ số dinh dưỡng của trẻ qua hoạt động cân, đo định kỳ, triển khai bổ sung đa vi chất cho phụ nữ có thai tại các huyện khó khăn (Bình Gia, Văn Quan)”.

Từ năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã bổ sung vitamin A 2 lần vào chiến dịch tháng 6 và tháng 12 cho gần 35.000 trẻ 6 - 36 tháng tuổi; theo dõi tăng trưởng định kỳ cho 17.319 trẻ dưới 02 tuổi hằng tháng; thực hiện cân và theo dõi biểu đồ tăng trưởng đối với trên 56.500 trẻ dưới 5 tuổi trong chiến dịch tháng 6 hằng năm; khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần cho gần 3.000 trẻ dưới 02 tuổi tại các xã vùng III…

Ngoài ra, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về cải thiện dinh dưỡng cho trẻ cũng được các cấp, ngành quan tâm thực hiện thông qua các cuộc gặp gỡ để hướng dẫn các bậc cha mẹ về chi tiết cách chế biến thức ăn cho trẻ từ những loại thực phẩm có sẵn tại địa phương; thăm hộ gia đình; tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức và thực hành truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho cán bộ dinh dưỡng tuyến huyện, tuyến xã…

Từ năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép cho trên 900.000 lượt người qua các hoạt động tư vấn, khám sức khoẻ, thăm hộ gia đình về chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nhỏ; tổ chức 42 lớp tập huấn cho cán bộ y tế thôn bản; tổ chức tập huấn cho 41 cán bộ dinh dưỡng tuyến xã, huyện về nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời…

Có thể thấy, việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em tại Lạng Sơn ngày càng có hiệu quả, công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi của tỉnh là 15,1% (giảm 0,5% so với năm 2022); tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi là 21,8% (giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2022); tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao là 7,3% (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022); tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần trong thai kỳ đạt 82,7% (mục tiêu 58,3%); tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế đạt 99,7%, vượt kế hoạch 9,7%…

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, ngành y tế tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em, ưu tiên trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân quan tâm chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tại nhà… từ đó, giúp trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao.

Hoàng Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng
Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Mobile VerionPhiên bản di động