Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Đói khổ là vậy song những gia đình hiếu học bên dòng sông Ba ở Gia Lai luôn căn dặn các con phải cố gắng học hành bởi có cái chữ mới có được tương lai.
Hơn 550 vận động viên tham gia Giải Việt dã qua cung đường xuyên rừng tuyệt đẹp tại Gia Lai Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống Gia Lai: Gần 6.800 vận động viên đăng ký chinh phục ‘Giấc mơ đại ngàn’

Nằm cuộn mình bên dòng sông Ba hiền hoà thơ mộng, xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trong những vùng đất giàu truyền thống hiếu học của người Jrai. Với mong muốn tương lai con cái không phải chịu cảnh đói nghèo, lạc hậu, người dân nơi đây mỗi ngày cần mẫn làm lụng để nuôi con cái ăn học thành tài.

“Thân cò lặn lội” cho con nên người

Đến buôn Rưng Ma Nhiu, xã Ia Rbol hỏi nhà ông Ksor Chuel, bà Nay H’Piơi, từ trẻ em đến cụ già ai cũng biết bởi tấm gương hiếu học của các con ông bà. Một cụ già trong buôn khi tôi hỏi nhà, liền chỉ tay nói: “Chú đến cuối buôn người ta chỉ tiếp cho, ở đó ai cũng biết “Gia đình cử nhân” này mà!”. Thì ra, “Gia đình cử nhân” là danh xưng mà chính quyền địa phương và người dân nơi đây gọi “tổ ấm” của gia đình ông Ksor Chuel.

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba
6 người con của vợ chồng ông Ksor Chuel gồm 3 trai, 3 gái đều lần lượt thi đỗ thành tài. Ảnh: Hiền Mai

Ngôi nhà sàn khang trang, sạch đẹp nằm cuối buôn Rưng Ma Nhiu của gia đình ông Ksor Chuel treo đầy giấy khen, bằng khen của các cấp từ Trung ương tới địa phương. Ông nói rằng đây là niềm tự hào của cả gia đình, là minh chứng cho những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi của vợ chồng ông để nuôi dạy con cái thành tài, đóng góp cho sự phát triển của quê hương.

Ông Chuel cho biết mình sinh ra trong một gia đình làm nông có 4 anh chị em. Từ khi được đi học, ông đã nuôi dưỡng ước mơ được đứng trên bục giảng như chính thầy cô mình. Thấy được ý chí ham học của cậu con trai cả, bố mẹ ông cố gắng làm lụng, chắt chiu tiền bạc cho con theo đuổi ước mơ. Năm 1979, ông theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, sau đó, tốt nghiệp ra trường, ông được phân công về dạy học tại xã.

Bấy giờ, mọi người đều nhìn ông với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng đồng lương ít ỏi 45 đồng/tháng chẳng thể giúp ông nuôi nổi gia đình với 6 đứa con thơ. Chính vì vậy, tranh thủ thời gian ngoài giờ lên lớp, ông cùng vợ khai khẩn đất hoang, trồng trọt, chăn nuôi để nuôi các con trưởng thành.

“Từ kinh nghiệm của chính bản thân, vợ chồng tôi biết rằng chỉ có cái chữ mới giúp thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vì vậy, bậc làm cha, làm mẹ như chúng tôi luôn động viên các con vượt khó, cố gắng học hành. Mỗi lần các con nhập học là gia đình lại phải bán bớt bò lấy tiền cho con mua quần áo, sách vở, đồ dùng học tập. Nghĩ lại cảnh các con trước đây đói khổ, tôi không khỏi mủi lòng. Nhưng bây giờ nhìn lại, tôi vô cùng mãn nguyện” - Ông Chuel trải lòng.

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba
Hội Khuyến học thị xã Ayun Pa vinh danh gia đình ông Ksor Chuel là “Gia đình cử nhân”. Ảnh: Hiền Mai

Không phụ lòng đấng sinh thành, 6 người con của vợ chồng ông Ksor Chuel gồm 3 trai, 3 gái đều lần lượt đỗ đạt thành tài. Hiện 6 người con của ông đều đã tốt nghiệp đại học, trong đó 1 người là Bí thư Đảng ủy xã, 1 người là Phó Chủ tịch UBND xã, 4 người nối nghiệp cha làm giáo viên đang công tác tại thị xã Ayun Pa.

Với việc có 6 người con đều tốt nghiệp đại học, gia đình ông Ksor Chuel đã được Hội Khuyến học thị xã Ayun Pa vinh danh là “Gia đình cử nhân”. Đây không những là niềm tự hào của riêng gia đình ông Ksor Chuel mà còn là niềm vinh dự của bà con buôn Rưng Ma Nhiu.

Truyền thống hiếu học của người Jrai

Tương tự, gia đình bà Rcom H’Kliơng (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) cũng nổi danh khắp vùng là gia đình hiếu học. Hiện 8/9 người con của bà là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh và địa phương.

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba
Hiện 8/9 người con của bà H’Kliơng là cán bộ công tác tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh và địa phương. Ảnh: Hiền Mai

Nhớ lại những tháng ngày gian khó nuôi con ăn học, bà H’Kliơng nói rằng thời điểm đó nhà nghèo, bữa cơm thường chỉ có bắp rang, củ mì chống đói. Nhiều hôm, vợ chồng bà phải nhịn đói, nhường cơm cho con ăn để có sức đến trường.

Đói khổ là vậy, nhưng không bao giờ bà để các con phải nghỉ học đi làm phụ ba mẹ. Tối đến, dưới ngọn đèn dầu, bà luôn động viên các con phải cố gắng học hành bởi chỉ khi biết học lấy cái chữ thì mới có một tương lai tươi sáng.

"Thương cha mẹ sớm hôm vất vả, các con của tôi luôn động viên nhau học tập. Với những người làm cha mẹ như chúng tôi, không hạnh phúc, của cải nào lớn lao hơn việc các con ăn học để trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay" - bà H’Kliơng tâm sự.

Hiện nay, mặc dù đã gần 80 tuổi, song bà H’Kliơng và ông Chuel vẫn miệt mài với công tác xã hội. Ông Chuel vừa là già làng, người uy tín của buôn, vừa là Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi. Trong khi đó, bà H’Kliơng là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ia Rbol.

Với kinh nghiệm và sự uy tín của bản thân, ông, bà tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em đến trường đúng độ tuổi, quyết tâm theo đuổi con chữ để từng bước xóa đói, giảm nghèo; qua đó thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài tại địa phương.

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba
Thị xã Ayun Pa có 3 gia đình có con là tiến sĩ, 2 gia đình có tất cả các con đều là thạc sĩ, 42 gia đình có con là thạc sĩ. Ảnh: Hiền Mai

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Nhân - Chủ tịch Hội Khuyến học thị xã Ayun Pa cho biết: Toàn thị xã có 3 gia đình có con là tiến sĩ, 2 gia đình có tất cả các con đều là thạc sĩ, 42 gia đình có con là thạc sĩ và 18 gia đình dân tộc thiểu số có tất cả các con đều là cử nhân. Trong số đó, riêng xã Ia Rbol có 7 gia đình dân tộc thiểu số có tất cả các con đều tốt nghiệp đại học.

“Nhiều người con xuất thân từ xã hiện giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các sở, ban, ngành của tỉnh cũng như tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Điều đó đã tạo tiền đề, động lực để thế hệ trẻ phấn đấu học hành thành tài, trở về đóng góp xây dựng quê hương” - ông Lê Văn Nhân chia sẻ.

Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

Sáng 15/5, tại thành phố Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp tổ chức chương trình Chuyến xe hướng nghiệp theo tiêu chuẩn Đức
Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Cạnh tranh gắt tại kỳ thi lớp 10 Hà Nội, nhiều trường có tỷ lệ chọi 1/2, học sinh cần có chiến thuật để có được “tấm vé” vào lớp 10.
Giáo viên mầm non vùng khó được tăng phụ cấp 80%?

Giáo viên mầm non vùng khó được tăng phụ cấp 80%?

Theo dự thảo thông tư mới về chế độ phụ cấp ưu đãi trong cơ sở giáo dục công lập, giáo viên mầm non khu vực đặc biệt khó khăn sẽ được tăng phụ cấp lên 80%.
Hà Nội công bố tỷ lệ

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố số thí sinh đăng ký vào lớp 10 công lập; dựa trên chỉ tiêu, thí sinh có thể tính tỷ lệ 'chọi' của trường đã chọn.

Tin cùng chuyên mục

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất bỏ cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, thay vào đó, hiệu trưởng xác nhận hoàn thành chương trình qua học bạ và dữ liệu số.
Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev năm 2025, kỳ thi học thuật khó nhất thế giới, cả 4 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải.
Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Chọn kỷ luật học sinh nhẹ nhàng thay vì đình chỉ học, ngành giáo dục đang thay đổi tư duy giáo dục mới: “Mềm” để “giữ”, không phải “mềm” để “buông”.
5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại đêm chung kết Cuộc thi Sinh viên thông thái 2025 - Tìm hiểu quy định pháp luật về bán hàng đa cấp.
SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.
Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Hơn 600 học sinh tại hai điểm trường vùng sâu huyện Văn Chấn, Yên Bái đã có nhà vệ sinh đạt chuẩn nhờ dự án cải tạo do Quỹ Toyota Việt Nam triển khai.
Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Trung tâm Giải pháp HVAC sẽ giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, học sinh và các thầy cô đang tích cực ôn luyện, công tác chuẩn bị cũng được đẩy nhanh.
Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Giáo dục nghề nghiệp là “chiếc cầu” thoát nghèo bền vững nhưng ở vùng sâu vùng xa, chiếc cầu ấy vẫn còn dang dở nếu thiếu kết nối từ chính sách ngành.
Mobile VerionPhiên bản di động